Trên thị trường hiện nay hầu hết các sản phẩm đều có gắn mã vạch giúp cho khách hàng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm hơn. Nhưng không phải ai cũng biết nguyên lý đọc mã vạch của máy quét mã vạch như thế nào ? Chính vì vậy, bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Mã vạch là gì ?
Mã vạch là một dãy các vạch xen kẽ các khoảng trống song song với kích thước khác nhau được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số của sản phẩm dưới dạng máy quét có thể đọc được.
Máy quét mã vạch gồm 3 bộ phận:
- Bộ phận quét barcode
- Bộ phận truyền tín hiệu
- Bộ phận giải mã (Decoder)
Để biết công dụng cụ thể của từng bộ phận, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên lý đọc mã vạch của máy quét như thế nào?
Nguyên lý đọc mã vạch của máy quét mã vạch
Các máy quét barcode bắn ra 1 chùm tia sáng, thường là màu đỏ. Nếu nó rơi vào 1 vùng sáng, thì 1 con số zero sẽ được đọc. Còn nếu nó rơi vào 1 vùng tối, thì máy sẽ nhận dạng là con số 1. Như vậy, việc quét barcode sẽ phát ra 1 chuỗi gồm những con số zero và 1.
Chuỗi này sẽ tượng trưng cho các ký tự hoặc ký số đã được mã hoá và được truyền vào bộ giải mã. Bộ giải mã có thể là phần cứng có Firmware, hoặc cũng có thể là phần mềm được cài vào máy tính. Khi chuỗi zero và 1 đưa vào bộ giải mã được nhận dạng là 1 loại barcode nào đó, thì nó sẽ được biên dịch thành mã số ban đầu và 1 tiếng “bíp” sẽ báo hiệu. Còn bằng ngược lại thì máy sẽ không báo hiệu gì cả và không có mã số nào được hiển thị.
Thông thường hầu hết các loại barcode scanner có mặt trên thị trường đều có sẵn bộ giải mã bên trong và ta không cần phải lập trình để giải mã barcode.
Trên đây là cấu tạo và nguyên lý đọc mã vạch của máy quét mã vạch một cách cơ bản nhất để bạn có thể hiểu được
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét