Mẩn ngứa, nổi mề đầy là tình trạng khá hay gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng. Và nhiều mẹ truyền tai một mẹo trị bệnh này chính là tắm lá xạ đen cho bé. Nhưng thực sự nó có an toàn và mang lại hiệu quả như bạn mong muốn không ? Để biết câu trả lời thì đừng vội bỏ qua bài viết này của chúng tôi.
Liệu tắm lá xạ đen có thật sự trị khỏi mẩn ngứa cho trẻ không ?
Từ xa xưa, cây xạ đen đã được xem là một vị thuốc quý giúp chữa trị nhiều căn bệnh phổ biến. Nhiều công trình nghiên cứu cũng chỉ ra, cây xạ đen mang vị hơi chát, có tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc nên được dùng với mục đích hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da như mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt, trứng cá giúp tiêu độc, hạn chế viêm nhiễm đồng thời còn giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa như lợi tiểu, thông kinh.
Nhiều nghiên cứu chuyên sâu cũng chỉ ra, cây xạ đen còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến gan, mỡ máu, ung thư, u xơ tử cung, u nang buồng trứng và tiền liệt tuyến khá hiệu quả. Bởi vậy, xạ đen ngày càng được trồng nhiều, phổ biến và là thức uống vừa giúp giải khát, vừa giúp thải độc tố ra ngoài cơ thể và đặc biệt rất lành tính.
Lá cây xạ đen là loại lá tắm dân gian cũng được nhiều mẹ bỉm chọn mặt gửi vàng để trị mẩn ngứa cho trẻ. Cách thực hiện như sau: mẹ lựa một nắm lá xạ đen, rửa sạch, đun sôi với một lượng nước vừa đủ, để nguội và tắm cho bé. Thực hiện vài ngày liên tục sẽ giúp cải thiện mẩn ngứa ở trẻ. Nếu trẻ lớn hơn chút xíu, mẹ có thể cho đun lấy nước cho trẻ uống hàng ngày, mỗi lần uống một lượng nhỏ cũng giúp thải độc, làm mát da, hết mụn nhọt và mẩn ngứa.
Một số lưu ý khi tắm cho trẻ bằng cây xạ đen
Khi tắm là xạ đen cho bé bị mẩn ngứa nói riêng và các bài thuốc dân gian nói chung các mẹ cần lưu ý:
– Rửa sạch lá tắm, ngâm với nước muối loãng để loại trừ bụi bẩn, thuốc trừ sâu, trứng côn trùng.
– Tắm tráng lại cho trẻ bằng nước ấm sạch để loại bỏ bã nhờn, bột lá còn sót lại trên da.
– Tuyệt đối không sử dụng các loại lá tắm không rõ nguồn gốc, xuất sứ hoặc không đảm bảo về vệ sinh.
– Không tắm các loại lá dân gian khi da trẻ xuất hiện trầy xước, mưng mủ, ngừng ngay việc tắm lá tắm khi trẻ có dấu hiệu mẩn ngứa nhiều hơn.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ với cách tắm lá xạ đen cho bé bị mẩn ngứa vô cùng an toàn và hiệu quả. Để biết thêm nhiều cách tắm lá cho bé hiệu quả đừng quên theo dõi bài viết hàng tuần của chúng tôi.
Nguồn: https://latamdangian.com/lieu-tam-la-xa-den-co-that-su-tri-khoi-man-ngua-cho-tre-khong-510.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét