Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

Tìm hiểu phong tục thờ Mẫu (thờ tam phủ) của 3 miền Việt Nam

 

Phong tục thờ Mẫu là một tín ngưỡng bản địa cùng với những ảnh hưởng ngoại lai từ đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ và che chở cho con người. Nơi mà người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến. 

Phong tục thờ Mẫu của người Việt đã giao thoa, tiếp biến với các tục thờ Mẫu của người Chăm, người Khmer, người Lào từ đó tạo nên các dạng thức địa phương của Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam ở ba miền Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ.

Phong tục thờ Mẫu của 3 miền Việt Nam

– Thờ Mẫu ở Bắc bộ

Bắt nguồn từ tục thờ Nữ thần có nguồn gốc xa xưa từ thời tiền sử, tới thời phong kiến một số Nữ thần đã được cung đình hoá và lịch sử hoá để thành các Mẫu thần tương ứng thời kỷ từ thế kỷ 15 trở về trước với việc phong thần của nhà nước phong kiến, hình thức thờ Mẫu thần với các danh xưng như Quốc Mẫu, Vương mẫu, Thánh Mẫu như hiện tượng thờ Âu Cơ, Ỷ Lan, Mẹ Thánh Gióng, Tứ vị Thánh nương,…

Tìm hiểu phong tục thờ Mẫu (thờ tam phủ) của 3 miền Việt Nam
Tìm hiểu phong tục thờ Mẫu (thờ tam phủ) của 3 miền Việt Nam

Từ khoảng thế kỷ 15 trở đi, hình thức thờ mẫu Tam phủ, Tứ phủ được định hình và phát triển mạnh, đây cũng là thời kỳ xuất hiện các nhân vật như Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Cô Đôi Thượng Ngàn,… với các nghi thức ảnh hưởng từ Đạo giáo.

>>> Xem thêm: Phong tục thờ cúng tổ tiên

– Thờ Mẫu ở Trung Bộ

Phong tục thờ Mẫu này chủ yếu ở khu vực nam Trung bộ, đặc trưng cơ bản của dạng thức thờ Mẫu ở đây là tín ngưỡng thờ Mẫu không có sự hiện diện của mẫu Tam phủ, Tứ phủ mà chỉ có hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần. Hình thức thờ Nữ thần như thờ Tứ vị Thánh nương, Bà Ngũ Hành và hình thức thờ Thánh Mẫu như thờ Thiên Y A Na, Po Nagar.

– Thờ Mẫu ở Nam bộ

So với ở Bắc Bộ, phong tục thờ Nữ thần và Mẫu thần có sự phân biệt nhất định với biểu hiện rõ rệt là thông qua tên gọi và xuất thân của các vị thần thì ở Nam Bộ sự phân biệt giữa hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần ít rõ rệt hơn, hiện tượng này được giải thích với nguyên nhân Nam Bộ là vùng đất mới của người Việt, khi di cư vào đây họ vừa mang các truyền thống tín ngưỡng cũ lại vừa tiếp nhận những giao lưu ảnh hưởng của cư dân sinh sống từ trước tạo nên bức tranh không chỉ đa dạng trong văn hoá mà còn cả trong tín ngưỡng.

Tìm hiểu phong tục thờ Mẫu (thờ tam phủ) của 3 miền Việt Nam
Tìm hiểu phong tục thờ Mẫu (thờ tam phủ) của 3 miền Việt Nam

Những Nữ thần được thờ phụng ở Nam Bộ như Bà Ngũ Hành, Tứ vị Thánh nương, Bà Thuỷ Long, Bà Chúa Động, Bà Tổ Cô,…và những Mẫu thần được thờ phụng như Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu,…

Các trung tâm thờ Mẫu

– Hà Nội: Phủ Tây Hồ, Đền Quan Tam Phủ, đền Rừng, đền Lừ, đền An Thọ, đền Bà Kiệu, đền Liên Hoa,Đền Sét…

– Hà Nam: Đền Lảnh Giang (Duy Tiên),

– Nam Định: Phủ Dầy, Phủ Quảng Cung (Yên Đồng, Ý Yên),…

– Ninh Bình: đền Dâu, đền Quán Cháo, phủ Đồi Ngang, phủ Châu Sơn, đền Cô Đôi Thượng Ngàn,…

– Lào Cai: Đền thờ ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà.

– Nghệ An: Đền thờ ông Hoàng Mười.

– Hà Tĩnh: Đền thờ ông Hoàng Mười.

– Huế: Điện Hòn Chén.

– Thái Bình: Đền Tiên La thờ Chầu Bát Đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải

>>> Xem thêm: Phong tục thờ cúng tổ tiên ngày tết

Hiện nay, phong tục thờ mẫu đã phát triển khá sâu rộng trên cả nước, được nhiều người Việt ở nước ngoài thờ phụng. Ở mỗi địa phương khác nhau, tín ngưỡng thờ Mẫu có sắc thái riêng, do ảnh hưởng của quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hoá.

Nguồn: https://banthoviet.net.vn/tim-hieu-phong-tuc-tho-mau-tho-tam-phu-cua-3-mien-viet-nam.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét