Theo các chuyên gia phong thủy, khi xây nhà thờ tổ thì phải quan tâm tới 2 yếu tố là hướng đất và thế đất. Vậy chọn hướng và thế đất như thế nào hợp phong để để mang lại may mắn, bình an và tài lộc cho con cháu trong dòng họ. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Có hai yếu tố phong thủy phải luôn được quan tâm khi xây nhà thờ tổ là hướng đất và thế đất.
Cách chọn hướng và thế đất khi xây nhà thờ tổ
– Về hướng đất
Hướng đất được chọn để xây nhà thờ tổ thường là hướng Nam.
Từ xa xưa, người Việt cổ đã có rất nhiều câu nói liên quan đến đến việc làm nhà phải chọn hướng Nam để có tài lộc như “lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam” hay “nhà hướng Nam không làm cũng có ăn”. Theo các chuyên gia phong thủy đánh giá, xây nhà hướng Nam sẽ tạo ra luồng không khí lưu thông trong nhà luôn được đảm bảo ở tình trạng tối ưu nhất. Xây nhà hướng Nam sẽ mang vượng khí cho gia chủ.
Phật giáo quan niệm hướng xây nhà thờ tổ đẹp là hướng Nam gắn liền với điều thiện và hạnh phúc, còn Nho giáo coi đây là hướng của “thánh nhân” xuất hiện. Người Việt tâm niệm tổ tiên như những “thánh nhân” sẽ luôn theo dõi và phù hộ độ trì cho con cháu, nên nhà ở cũng thường quay hướng Nam.
Tuy nhiên, quan niệm chọn hướng xây nhà thờ tổ hiện nay cũng không còn quá phức tạp và cổ hủ. Nếu nhà hướng Nam mà lại vào thế đất xấu thì cũng có thể chọn xây nhà hướng khác. Thế đất chính là yếu tố phong thủy quan trọng khác để lựa chọn khi xây dựng nhà thờ tổ.
– Về thế đất
Thế đất xây nhà thờ tổ tốt nhất theo quan niệm của người Việt phải là vị trí có Long mạch. Đây được côi là nơi khí hội tụ, điểm giao nhau giữa Chu Tước của phía Nam, Thanh Long ở phía Đông, Huyền Vũ ở phía Bắc và Bạch Hổ ở phía Tây. Nền đất phía sau là Huyền Vũ phải cao hơn nền Chu Tước phía trước, nền đất Thanh Long bên trái phải cao hơn nền Bạch Hổ bên phải của nhà thờ tổ.
Chu Tước là biểu tượng của hướng Nam, mùa hè, màu đỏ và khí dương. Những vùng khí hậu ấm áp thường có nhiều chim hơn, vì vậy đây là lý do vì sao thần điểu này lại được đặt cho phía Nam. Thế Chu Tước phải thấp hơn các thế còn lại nên sẽ thường là mặt trước của nhà thờ tổ. Nếu nền đất phía trước không thấp lắm thì có thể dùng nguồn nước để thay thế vì đây cũng là biểu trưng khác của Chu Tước.
Huyền vũ tượng trưng cho hướng Bắc, mùa đông, màu đen và khí âm. Huyền vũ cũng là thế đất cao nhất của ngôi nhà thờ tổ.
Hướng Tây của Ấn Độ là nơi mà loài hổ được coi là động vật bản địa và có rất nhiều. Bạch Hổ tượng trưng cho hướng tây, mùa thu, màu trắng và khí âm. Về mặt địa hình, thế Bạch Hổ thường phải thấp hơn thế Thanh Long ở phía Đông.
Về mặt khí tượng học, rồng xanh ứng với chòm sao Thần Nông. Thanh Long tượng trưng cho hướng Đông, mùa xuân, màu xanh và khí dương. Thế Thanh Long cũng phải cao hơn thế Bạch Hổ ở hướng Tây.
Trên đây là cách lựa chọn hướng và thế đất khi xây nhà thờ tổ truyền thống. Ngoài ra, cũng cần phải quan tâm tới cây cối, hàng rào, bụi cây hay thậm chí là tường rào là những vật có thể thay thế cho các thế đất và nhà để thực hiện vai trò của “tứ linh”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét