Kiến trúc nhà thờ họ sẽ có những đặc điểm khác so với nhà ở hiện đại. Để xây dựng nhà thờ họ chuẩn cần phải theo những quy chuẩn, đặc trưng. Bạn sẽ cần biết về kiến trúc, kết cấu, công năng và những yếu tố phong thủy quan trọng vì đây là công trình mang tính tâm linh và mang giá trị nhân văn sâu sắc.
1, Thiết kế nhà thờ họ chuẩn theo kiến trúc
Về kiến trúc đòi hỏi những tiêu chuẩn thiết kế nhà thờ họ riêng khác với các mẫu nhà 3 gian truyền thống
– Quy mô nhà thờ họ:Không có tiêu chuẩn nào về quy mô nhà thờ họ, điều này phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của dòng họ và số lượng thành viên của dòng họ cần không gian rộng hay không. Thông thường các dòng họ chỉ xây nhà thờ với tiêu chuẩn thiết kế nhà thờ họ về quy mô diện tích khoảng 60 – 80m2, có thể làm 1 tầng 4 mái hoặc 2 tầng – 8 mái, xây từ 3 – 5 gian, kích thước gian giữa 5,5m, gian bên 2.7m, khẩu độ 4,5m, số diện tích còn lại sẽ giành cho sân vườn (nhà bia, cuốn thư, tiểu cảnh, gác chuông…) hoặc làm thêm cả phần hậu cung.
Về cơ bản nhà thờ họ chuẩn mang tính chất cộng đồng chung khá giống với kiểu dáng của nhà ở dân gian người Việt xưa, tuy nhiên hiện nay về chất liệu đã có sự đa dạng hơn xưa.
– Kiến trúc mái:
Đối với công trình nhà thờ họ thì sẽ có kiến trúc mái khá đa dạng, công trình nhà 2 mái sẽ có đôi chút khác với mẫu 4 mái, 8 mái. Đối với tiêu chuẩn thiết kế nhà thờ họ với kiến trúc hai mái truyền thống thì: Triền mái chuẩn kiến trúc cổ Việt Nam sẽ thẳng, không cong trong khi công trình nhà thờ 4 mái, 8 mái thì có hếch lên ở góc mái tạo độ cong và sự thoát tục. Phần mái lớn và thường chiếm tới 2/3 chiều cao mặt đứng công trình. Góc mái của công trình nhà 4 mái, 8 mái tức “ tàu đạo” làm cong uốn ngược, còn được gọi là đạo quật.
Thiết kế nhà thờ họ chuẩn về kết cấu
1. Chi tiết cột:Cột là phần đỡ chính, chịu lực toàn bộ khối lượng của công trình đều đặt lên cột. Cột tròn to và phình ra ở giữa. Tiết diện của cột trụ thường là dáng tròn nhưng cũng có khi dùng cột dáng vuông. Sức nặng của công trình được đặt lên cột, cột đặt lên các đế chân cột chứ không chôn cột sâu xuống nền như là làm nhà ở và chính độ chắc chắn, to khỏe của cột làm công trình ổn định và vững vàng. Cột là phần chịu lực chính cho toàn bộ ngôi nhà, trong tiêu chuẩn thiết kế nhà thờ họ thường có những loại cột sau:
– Cột cái: Là những cái cột chính của nhà đặt ở hai đầy nhịp chính tạo chiều sâu cho gian giữa, thân cột tròn, to và mập nhất. Phần nối giữa hai cột cái được gọi là câu đầu.
– Cột quân hay cột con: Là phần cột phụ ngắn hơn một cáu, vị trí nằm ở đầu các nhịp phụ giữa hai bên nhịp chính. Về chiều cao của cột con thấp và nhỏ hơn cột cái để tạo ra độ dốc của mái nhà. Nối giữa cột con và cột cái bằng xà nách.
– Cột hiên: nằm ở hiên nhà (thềm nhà), ngắn hơn cột con. Nối giữa cột hiên và cột con bằng kẻ bẩy.
2. Chi tiết Kèo:Với tiêu chuẩn thiết kế nhà thờ họ ba gian chú trọng vào khung vì kèo, phần mái nhà được xây dựng theo các vì nhà, các vì nhà được dựng lên và nối với nhau bằng các xà ngang và xà ngưỡng tạo thành mọt hình hộp cấu thành lên mái nhà. Vì kèo nhà chính là đơn vị cơ bản khi nói đến kích thước ngôi nhà, giữa hai vì kèo nhà gọi là “gian” . Vì nhà ở mỗi địa phương hay mỗi vùng miền có kết cấu khác nhau nên để tạo ra nét đặc trưng riêng trong văn hóa tín ngưỡng, tuy nhiên nhìn chung vẫn tuân thủ các quy thức côt của kiến trúc truyền thống Việt Nam.
3. Chi tiết Xà:Là các giằng ngang chịu kéo dùng để liên kết các cột chính, cột quân, cột hiên với nhau. Xà gồm các loại xà nằm trong và ngoài khung vuông góc với khung:
– Xà nằm trong khung sẽ được đặt ở cao độ đỉnh các cột quân liên kết giữa cột cái và cột quân. Những loại xà nằm trong khung bao gồm:
+ Xà lòng cũng được gọi là câu đầu hay chếnh: dùng để liên kết các cột cái với nhau.
+ Xà nách hay tên gọi khác là thuận: dùng để liên kết cột cái với cột quân.
– Xà nằm ngoài khung gồm có các loại sau:
+ Xà thượng: được đặt ở vị trí liên kết đỉnh cột cái, song song với chiều dài của ngôi nhà.
+ Xà hạ hay còn gọi là xà đại: được đặt ở vị trí liên kết các cột cái với cột quân tại cao độ đỉnh của cột quân. Nằm ở gần sát vị trí liên kết giữa xà lòng, xà nách vào cột cái. Xà hạ cũng song song với chiều dài của ngôi nhà.
+ Xà tử thượng (loại xà nằm trên cột quân): Nối các cột quân của khung ở phía trên
+ Xà tử hạ (loại xà nằm dưới cột quân): nối các cột quân của khung ở phía dưới, tại điểm cao ngay trên hệ cửa bức bàn.
+ Xà ngưỡng: liên kết các cột con tại điểm ngưỡng cửa. Xà ngưỡng có nhiệm vụ đỡ gần như toàn bộ hệ thống cửa bức bàn.
+ Xà hiên: Nối các cột hiên của khung.
Kiến trúc nhà thờ họ chuẩn có một số đặc trưng riêng cũng là một số tiêu chuẩn cần được tuân thủ để duy trì, phát huy tinh thần, nét đẹp trong tín ngưỡng văn hóa dân tộc.
Nguồn: https://phongthoviet.com.vn/thiet-ke-nha-tho-ho-chuan-phong-thuy-ruoc-tai-loc.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét