Rất nhiều doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vay vốn của ngân hàng và người làm kế toán trong doanh nghiệp đóng vai trò chủ chốt trong việc hoàn thiện hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp. Vì thế hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn nắm rõ quy trình hạch toán đi vay ngân hàng cũng như các hồ sơ cần thiết và hạch toán các khoản vay cũng như lãi vay phải trả ngân hàng.
Hạch toán đi vay ngân hàng
I. Hồ sơ vay vốn
Khi doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thì cần chuẩn bị những hồ sơ như sau :
1.Hồ sơ pháp lý
– Giấy đề nghị vay vốn
– Bản sao Giấy phép ĐKKD
– Điều lệ hoạt động của công ty
– Biên bản họp của hội đồng quản trị ( Công ty cổ phần ), Biên bản họp của hội đồng thành viên (công ty TNHH )
– CMTND của người đại diện theo pháp luật
2.Hồ sơ tài chính
– Báo cáo tài chính các năm ( thông thường các ngân hàng yêu cầu báo cáo tài chính của 3 năm gần nhất )
– Các sổ sách kế toán chi tiết ( tùy theo từng ngân hàng sẽ yêu cầu )
3.Hồ sơ khác
– Phương án kinh doanh
– Hồ sơ về tài sản thế chấp
II. Thẩm định hồ sơ
– Sau khi tiếp nhận bộ hồ sơ vay vồn của doanh nghiệp, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ
– Sau khi thẩm định hồ sơ nếu doanh nghiệp đủ điều kiện vay thì hai bên thực hiện ký hợp đồng tín dụng ( theo hạn mức tín dụng ngân hàng duyệt)
III.Thủ tục giải ngân
Hạch toán đi vay ngân hàng
* Căn cứ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết, khi doanh nghiệp có nhu cầu giải ngân số tiền cụ thể thì phải cung cấp hồ sơ để ngân hàng thực hiện giải ngân cho món tiền đó.
Hiện nay, hay gặp nhất là các doanh nghiệp vay tiền để thanh toán cho nhà cung cấp ( mua vật tư, hàng hóa, tài sản cố định ).
* Hồ sơ giải ngân bao gồm :
– Hợp đồng mua bán
– Phiếu xuất kho của bên bán ( hoặc biên bản giao nhận hàng )
– Hóa đơn mua
– Phiếu nhập kho
– Biên bản đối chiếu công nợ
* Căn cứ theo hồ sơ giải ngân doanh nghiệp cung cấp, ngân hàng xét duyệt và yêu cầu doanh nghiệp ký Giấy nhận nợ ( mời các bạn tham khảo tại đây )
* Ngân hàng thực hiện chuyển số tiền doanh nghiệp vay cho nhà cung cấp
IV. Hướng dẫn hạch toán đi vay ngân hàng các nghiệp vụ
1. Căn cứ vào Giấy nhận nợ ( khế ước vay ) kế toán hạch toán đi vay ngân hàng :
Quyết định 48 | Thông tư 200 |
Nợ 111,112,331 | Nợ 111,112,331 |
2. Căn cứ vào bảng tính lãi vay hàng tháng của ngân hàng, kế toán kiểm tra và hạch toán lãi vay
Nợ 635 – chi phí tài chính
Có 111,112
Có 3388 – Khi chưa trả được lãi vay
3. Trường hợp doanh nghiệp trả lãi vay cho nhiều kỳ
Quyết định 48 | Thông tư 200 |
Nợ 142,242 Có 111,112 Hàng tháng, kế toán lập bảng phân bổ lãi vay , cuối tháng hạch toán : Nợ 635 Có 142,242 | Nợ 242 Có 111,112 Hàng tháng, kế toán lập bảng phân bổ lãi vay , cuối tháng hạch toán : Nợ 635 Có 242 |
4. Khi doanh nghiệp trả toàn bộ hoặc một phần tiền gốc vay :
Quyết định 48 | Thông tư 200 |
Nợ 311,341 | Nợ 3411 |
Với bài viết này, hi vọng các bạn đã nắm rõ nghiệp vụ hạch toán đi vay ngân hàng với các khoản vay của doanh nghiệp mình. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: https://tindunghanoi.com/huong-dan-cach-hach-toan-di-vay-ngan-hang-nhanh-chong-nhat.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét