Nói tới phong thục thờ cúng ở Huế hay phong tục thờ cúng của người dân Việt nói chung là một trong những nghi lễ tâm linh, thắm đượm tính nhân văn và đạo lý đề cao chữ hiếu, đặc biệt trong ngày Tết. Tâm là niềm tin, linh là linh thiêng. “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng, tôn giáo
Tìm hiểu phong tục thờ cúng ở Huế trong ngày Tết
Phong tục thờ cúng ở Huế, thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tín ngưỡng và nâng tầm lên thành Đạo đã tạo cho con người ta một niềm tin thiêng liêng vào linh hồn ông bà, tổ tiên. Không chỉ người Huế mà mọi người Việt chúng ta vẫn luôn hướng tới một niềm tin rằng ông bà tổ tiên tuy đã mất đi nhưng vẫn sinh hoạt ở một nơi nào đó, linh hồn ông bà tổ tiên như những thần hộ mệnh luôn phù hộ và che chở cho con cháu trong gia đình.
1. Sơ lược về phong thục thờ cúng Tết của người Huế
Phong tục thờ cúng ở Huế Tết được tính từ những ngày đầu tháng Chạp, khi con cháu rủ nhau ra đồng hay về quê làm lễ chạp mả, rước tổ tiên về ăn Tết, và kéo dài cho đến ngày mồng Bảy tháng Giêng khi làm lễ hạ nêu. Huế vốn là kinh đô xưa còn giữ nhiều cổ tục trong việc đón Tết và ăn Tết.
Bàn thờ tổ tiên là nơi tôn nghiêm. Nơi đây thường được quan tâm lau dọn sạch sẽ, từ đỉnh đồng, lư hương, chân nến cho đến mâm đồng, tất cả đều được đánh sáng bóng. Từng bát hương được thay mới bằng cát trắng tinh khiết, tất cả những vật dụng trên bàn thờ đều được sửa soạn tươm tất, ngăn nắp và sạch sẽ trong những ngày giáp Tết, để chuẩn bị đón ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu trong gia đình.
Dù gia cảnh có giàu hay nghèo mỗi gia đình người Huế đều giữ cổ tục cúng tất niên và giao thừa vào ngày cuối năm, cúng nguyên đán vào sáng mồng Một, cúng đưa ông bà, tổ tiên vào ngày mồng ba hay mồng bốn Tết.
2. Phong tục thờ cúng ở Huế – một nét đẹp văn hoá tâm linh
Trước đây, Phong tục thờ cúng ở Huế, lễ cúng tất niên của các gia đình người Huế thường diễn ra muộn hơn, thường vào chiều 30 Tết, nhưng bây giờ có lẽ do cuộc sống thuận tiện hơn, việc cúng tất niên thường diễn ra những ngày cuối tháng Chạp, sớm hơn ngày 30 Tết. Mâm cơm cúng tất niên với ý nghĩa tiễn biệt năm cũ và cung thỉnh tổ tiên về ăn Tết với con cháu.
Sau lễ cúng trên bàn thờ, các thành viên trong gia đình hội ngộ với nhau bên mâm cơm chiều cuối năm. Mỹ tục này được người Huế duy trì từ bao đời nay nên dù con cháu có đi làm ăn ở xa thì đến chiều 30 Tết cũng trở về bên gia đình thắp nén hương trên bàn thờ tổ tiên, hồi tưởng công lao của cha mẹ, ông bà, tổ tiên, những người đã khuất và cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho một năm mới bình an, hạnh phúc, không khí gia đình thật ấm cúng
Tìm hiểu phong tục thờ cúng ở Huế trong ngày Tết
Vào thời khắc chuyển giao năm mới, trong không gian tĩnh lặng giữa đêm khuya, mỗi gia đình người Huế đều chuẩn bị một bàn lễ trước sân để làm lễ cúng giao thừa, cảm tạ trời đất và những đấng “khuất mặt” trong một năm qua đã luôn phù hộ, ban cho cuộc sống an bình và cầu mong một năm mới an khang như ý.
Con cháu ở xa có gia đình riêng cũng về thắp hương vái lạy tổ tiên, xin khấn tổ tiên phù hộ độ trì cho năm mới an khang thịnh vượng, sau đó rồi mới thăm viếng người thân. Sinh hoạt gia đình trong những ngày Tết là ngày đoàn viên, diễn ra theo những cổ lễ truyền thống từ bao đời xưa để lại. Các gia đình người Huế vừa đón khách đến thăm chúc Tết, vừa sắp xếp có đại diện đến thăm viếng các nhà thờ họ tộc.
Phong tục thờ cúng ở Huế, thờ cúng tổ tiên là hoạt động văn hoá tâm linh và hương trầm chính là sợi dây kết nối tâm linh giữa người còn sống và người đã khuất. Thờ cúng tổ tiên không chỉ là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” còn mang ý nghĩa tâm linh, bởi cùng với đó là việc người ta luôn có niềm tin thiêng liêng vào linh hồn ông bà tổ tiên luôn dõi theo cuộc sống của con cháu, và họ luôn tâm niệm phải cầu xin sự phù hộ độ trì của linh hồn ông bà tổ tiên cho cuộc sống được bình an và hạnh phúc cũng như thành đạt.
Nguồn: https://gohoanggia.vn/tim-hieu-phong-tuc-tho-cung-o-hue-trong-ngay-tet-pid2611.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét