Đối với người Việt. Bàn thờ họ là nơi linh thiêng, nơi để thế hệ con cháu báo hiếu. Giáo dục về cội nguồn, lễ nghĩa và lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên. Vậy làm sao để có thể sắp xếp bàn thờ họ đúng theo phong thủy, mang lại may mắn tài lộc cho gia đình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết này nhé!
Bài trí bàn thờ họ ngoài những thứ như hoành phi, câu đối, tượng hoặc ngai thờ, khám thờ, bài vị, ảnh, lư hương, đỉnh đồng… (tùy theo hoàn cảnh). Thì có những thứ không thể thiếu như: Bát hương, nước tinh khiết, đèn nến và thoáng khí, không gian thanh tịnh, trang nghiêm. Bốn thứ đó tượng trưng cho tứ đại: Đất – Nước – Lửa – Gió và cũng là tượng trưng cho tấm thân tứ tại của mỗi người. Đồ dâng cúng (hoa quả, tịnh tài, tịnh vật, cỗ bàn, bánh trái, trầu cau…).
Đặt bát hương trên bàn thờ họ thế nào cho đúng cách
Dựa vào các yếu tố trong ngũ hành. Khi sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ họ bao gồm:
- Kim: Tương ứng với giá nến.
- Mộc: Tương ứng với bàn thờ, ngai hoặc giá nến, bài vị.
- Thủy: Tương ứng với bình, chai nước, chén nước thờ.
- Hỏa: Tương ứng với đèn dầu, nến thờ và nén nhang khi thắp lên.
- Thổ: Tương ứng với bát hương làm từ đất sét nung.
Tùy từng điều kiện và thời kỳ khác nhau mà sử dụng những đồ thờ cúng khác nhau. Tuy nhiên, một bàn thờ đẹp đảm bảo sự hài hòa của cả 5 yếu tố ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ như trên sẽ có tác dụng phong thủy hữu hiệu trong việc kích hoạt tài lộc phát triển.
Trên bàn thờ họ, quan trọng nhất là bát hương. Nó được ví như ngôi nhà để tâm linh các cụ có thể về. Tối kị dùng bát hương màu vàng để thờ gia tiên. Bởi đây được coi là màu Hoàng Đế, chỉ dành để thờ thần, quan, các vị có chức tước trong hoàng tộc thời trước.
Vị trí đặt bát hương phải có điểm tựa, thông thường là ở vị trí chính giữa bàn thờ (hơi lùi về phía sau để phía trước đặt các đồ cúng khác).
Cách bài trí bàn thờ họ
Trường hợp có nhiều tầng thờ thì xếp đặt theo thứ tự từ cao xuống thấp theo ngôi thứ.
Bài trí bàn thờ phải nghiêm trang nhưng không u tịch. Bởi vì nhà ở gia đình (tính chất Dương) không bao giờ là một ngôi chùa hay Đền – Miếu – Phủ – Am (thiên về tính Âm, là “vãng sinh đường” cho khách thập phương).
Nếu bàn thờ của nhà có thờ cả họ nội và họ ngoại thì họ nội đặt bên trái, họ ngoại đặt bên phải. Nhưng phải dùng vạch sơn màu đỏ phân chia rõ ràng hoặc dùng tấm vách ngăn sơn đỏ để tránh tranh chấp nhau.
Nếu có đỉnh đồng thì đặt bên trong bát hương để khi thắp hương không bị vướng. Bát hương có thể kê cao hơn, các kệ đỡ bát hương. Đặt ở chính giữa bàn thờ, sao cho khi thắp hương vừa tầm tay với. Bát hương nên kê cao tối thiểu phải từ ngực trở lên, tránh việc để bát hương thấp dưới bụng thì có vẻ bất kính.
Những điều cấm kỵ, không nên bày trí trên bàn thờ họ
Các gia đình cần lưu ý không nên bày các đồ tanh hôi, sát sinh, hoa quả cũ thối rữa lên bàn thờ họ. Vì như vậy sẽ không còn trang nghiêm, thanh tịnh nữa. Chỉ nên cúng tịnh tài (tiền thật), tịnh vật (đồ cúng phải là đồ thật, còn mới). Không nên cúng đồ cũ, đồ mã, tiền giả… Trên bàn thờ không nên đặt chậu cây cảnh mà chủ yếu dùng hoa tươi để thờ phụng, không nên dùng hoa nhựa.
Mâm ngũ quả thường bài trí bằng 5 loại quả khác nhau. Đủ các màu sắc sao cho đẹp và trang nghiêm. Ngũ quả một mặt biểu tượng cho ngũ hành. Mặt khác nó là đại diện cho 5 điều người ta mong ước nhất là: Phú (giàu) – Quý (sang trọng) – Thọ (sống lâu) – Khang (khỏe mạnh) – Ninh (bình yên).
Với mâm ngũ quả bày trên bàn thờ họ chọn 5 thứ quả màu sắc khác nhau nhưng cũng không nên tùy tiện. Các thứ quả được lựa chọn phải tròn trịa, có hương, có sắc. Tránh những thứ quả có gai, có lá sắc để không mang sát khí. Hoặc những quả có mùi thơm không thuần phác như dứa, mít, sầu riêng….
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét