Giấy trúc chỉ là một loại giấy làm bằng tre được tiến sĩ Phạm Hải Bằng cùng các cộng sự của mình nghiên cứu ra. Ngày nay, giấy trúc chỉ không chỉ phổ biến ở Huế và đã lan rộng trong cả nước. Đặc biệt khi thiết kế nội thất cho phòng thờ rất thường sử dụng tranh trúc chỉ.
Giấy trúc chỉ là gì và nguồn gốc ra đời
Giấy trúc chỉ được hiểu nôm na là một loại giấy được làm từ tre. Có thể nói rằng, giấy trúc chỉ có nguồn gốc do họa sĩ Phan Hải Bằng và các cộng sự phát minh. Đây là loại giấy khá đặc biệt, nó được làm từ tre, dưới bàn tay khéo léo của các họa sĩ, tranh trúc chỉ đã dần trở thành một loại hình nghệ thuật đồ họa độc đáo.
Giấy trúc chỉ không chỉ là một loại giấy truyền thống mà nó đã được biến hóa dưới bàn tay của con người. Sự sáng tạo độc đáo cộng với kỹ thuật điêu luyện, giấy trúc chỉ đã trở thành những bức tranh lạ mà rất đẹp.
TÌM HIỂU: Trúc chỉ là gì
Cách làm giấy trúc chỉ
Đầu tiên, để làm ra giấy trúc chỉ, những người thợ sẽ chọn tre được bóc vỏ cật, cắt bỏ mắt, chẻ nhỏ. Tiếp đến, đem ngâm trong nước một đêm, sau đó nấu với nước vôi khoảng12 tiếng rồi đem xả sạch với nước. Tiếp đó chọn lọc và phân loại các loại xơ tre rồi nghiền nhỏ thành bột giấy, công đoạn cuối cùng là xeo giấy.
Một tác phẩm nghệ thuật độc đáo sẽ phụ thuộc vào công đoạn cuối cùng là xẹo giấy. Để tạo ra một tác phẩm từ trúc chỉ có 2 cách:
- Thứ nhất: Bột giấy tre cho vào bể nước sâu dùng gậy đánh cho tan đều trong nước, dùng khuôn múc bột giấy, sau đó trải ra thành một tệp đưa vào máy ép cho khô nước rồi đem phơi khô.
- Thứ hai: Khung xeo được cho vào bể nước cạn, cho bột giấy tre vào khung, vỗ đều và nhấc ra, dùng nước phun trên mặt giấy đang ướt có các hình hoa văn chuẩn bị sẵn để tạo ra những hoa văn chìm rồi mang phơi khôGiấy Trúc Chỉ – Một nghệ thuật mới lạ từ đây.
Điều đặc biệt trong quy trình làm giấy trúc chỉ đó là tiến sĩ Phạm Hải Bằng trực tiếp thổi “hồn” cho từng tờ giấy. Chính vì thế nên giấy Trúc Chỉ thường là chỉ có 1 bản hoặc rất ít có những bản giống nhau.
Ứng dụng từ giấy trúc chỉ
Một trong những hiện tượng mới nổi của mỹ thuật nói chung, mỹ thuật ứng dụng nói riêng trong 3 năm trở lại đây là sự xuất hiện của nghệ thuật giấy Trúc Chỉ và những sản phẩm ứng dụng của nó. Trúc Chỉ đang bước trên con đường khẳng định mình với tư cách là giải pháp mới cho nghệ thuật tạo hình và mỹ thuật ứng dụng.
Trúc Chỉ còn được dùng để thiết kế những tác phẩm mỹ thuật như chao đèn, phòng thờ trúc chỉ, hộp đựng quà, danh thiếp, bìa sách, nón, quạt, diều…
Trên cơ sở quy trình làm giấy thủ công truyền thống Việt Nam, giấy Trúc Chỉ đã thể hiện được những giá trị tinh thần, văn hóa cũng như những tình cảm, khát vọng của người dân nước Việt để đi lên trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét