Ngày nay càng có nhiều gia đình sử dụng những mẫu bàn thờ treo tường đục rồng được thiết kế chạm khắc tinh tế. Vậy khi lựa chọn bàn thờ treo đục rồng thì nên dùng loại gỗ gì tốt. Bàn thờ Việt sẽ hướng dẫn cho các bạn cách chọn ngay dưới đây.
Dưới đây là một số loại gỗ thường hay dùng để làm bàn thờ treo tường đục rồng:
Các loại gỗ làm bàn thờ treo tường đục rồng
1, Bàn thờ treo đục rồng gỗ gụ
Một trong những loại gỗ thường hay được sử dụng để làm bàn thờ treo là gỗ gụ. Đây là loại gỗ quý được nhiều người ăn đón để làm đồ nội thất cũng như bàn thờ.
Mẫu bàn thờ treo đục rồng bằng gỗ gụ
Ưu điểm của bàn thờ gỗ gụ:
- Có thớ gỗ thẳng, vân mịn, đẹp, có màu sắc vàng nhạt hoặc trắng để lâu ngày thì ngả màu sang màu nâu thẫm. Trong đó, vân gỗ có hình dáng đa dạng; đặc biệt có nhiều loại có vân như bông hoa rất đẹp và bắt mắt.
- Dễ dàng thiết kế và sản xuất những bộ đồ thủ công mỹ nghệ tinh tế và đẳng cấp.
- Bền chắc, không lo bị mối mọt tấn công, không bị mục. Bề mặt dễ đánh bóng, có khả năng chịu lực cực tốt; đảm bảo giá trị sử dụng cao.
2, Bàn thờ treo tường đục rồng gỗ mít
Theo quan niệm tâm linh thì những bàn thờ treo đục rồng làm bằng gỗ mít sẽ giống như có những vị thần bảo vệ cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Mẫu bàn thờ treo tường đục rồng bằng gỗ mít
Ưu điểm của bàn thờ gỗ mít:
- Có mùi thơm dịu nhẹ giống mùi hương trầm
- Giá thành hợp lí dễ tìm mua do không phải là gỗ quý
- Gỗ mít mềm, dễ chạm, không bị cong vênh mối mọt khi sử dụng
- Thời gian sử dụng lâu dài
Cách bảo quản bàn thờ treo tường đục rồng
Bạn cần tránh bàn thờ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để gỗ có màu bền hơn. Không nên để bàn thờ ở những vùng có nhiệt độ quá nóng sẽ làm cho gỗ dễ bị co lại, làm giảm tuổi thọ của bàn thờ.
Khi vào mùa hè, cần giữ độ ẩm trên 50% trong phòng thờ. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng bút lông chống sâu bọ thấm vào các lỗ mọt để chóng mối mọt cho bàn thờ.
Với các bàn thờ treo đục rồng có dấu hiệu hoen ố thì bạn nên thấm chút dầu sơn vào một mảnh vải sạch để chùi hoặc dùng dầu thông để đánh bóng tủ nếu phát hiện vết bẩn do dầu mỡ. Với đồ gỗ quý như cẩm lai, lim, gụ… không nên đánh véc – ni mà giữ nguyên màu tự nhiên cho đẹp, cứ một đôi tháng phải lấy khăn tay hay bàn chải mềm lau cho sạch bụi rồi lấy xi mềm dùng cho đồ gỗ về thoa lên, rồi chờ xi khô mới lấy khăn lau sạch mặt gỗ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét