Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

Máy in mã vạch Shopee 2 chức năng in hóa đơn và mã vạch

 

Máy in mã vạch là một trong những thiết bị không thể thiếu trong công việc kinh doanh. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều địa chỉ cung cấp máy in mã vạch và một trong cách mua máy in mã vạch dễ nhất là mua máy in mã vạch Shopee. Vì đây là một sàn giao dịch điện tử khách hàng có thể tìm kiếm một mẫu máy in mã vạch phù hợp với nhu cầu của mình.

Một trong mẫu máy in mã vạch Shopee được nhiều khách hàng lựa chọn là Xprinter XP-365B. Vậy loại máy này có ưu điểm gì mà nhiều người lựa chọn nhiều nhất.

Máy in mã vạch Shopee Xprinter XP-365B

Máy in mã vạch Shopee 2 chức năng in hóa đơn và mã vạch
Máy in mã vạch Shopee 2 chức năng in hóa đơn và mã vạch

Thông tin sản phẩm:

Máy in mã vạch và hóa đơn 2 trong 1 Xprinter XP-365B (bản Hybrid) được sản xuất sử dụng công nghệ in nhiệt. Đây là máy in mã vạch bằng nhiệt chuyên dùng trong việc:

  • In tem nhãn
  • In mã vạch
  • In hóa đơn trong các lĩnh vực thời trang, siêu thị, quán trà sữa, cửa hàng trang sức, giày dép…

So sánh giữa 2 phiên bản

  • Phiên bản thường:

Là sản phẩm thế hệ cũ, hiện vẫn đang rất phổ biến trên thị trường hầu hết các đại lý vẫn đang bán loại này, ưu điểm là giá rẻ, nhược điểm là hệ thống căn chỉnh giấy chưa được hoàn thiện, dễ phát sinh lỗi sau quá trình sử dụng

  • Phiên bản nâng cấp:

Được nâng cấp thêm con chip cảm biến khổ giấy nên máy hoạt động ở chế độ Hybrid kết hợp in cả hóa đơn và tem mã vạch được ổn định nhất

Tại sao nên mua

Lưu ý: Với phiên bản máy in XP-365B HYBRIDn bản nâng cấp có thể chuyển đổi giữa 2 mode “hóa đơn” và “tem nhãn” chỉ bằng với một nút bấm. Còn với máy in mã vạch Xprinter XP-365B phiên bản cũ chỉ in tem nhãn mã vạch mà không in được hóa đơn do hay bị lỗi

Tại sao nên mua máy in mã vạch XP-365B HYBRIDn ( phiên bản nâng cấp)?

Khi mua máy in mã vạch Shopee khách hàng sẽ được:

  • Tặng gói phần mềm thiết kế tem nhãn mã vạch chuyên nghiệp từ Excel, cung cấp bộ mẫu tem nhãn sẵn chỉ việc in, thiết kế mẫu in dựa theo nhu cầu sử dụng của khách hàng, support hướng dẫn quy trình sử dụng, cùng giấy in dùng thử
  • Gói quà tặng tổng trị giá 700.000Đ cho khách mua máy in bản nâng cấp Phiên bản đã được cải tiến nâng cấp để in được hóa đơn 1 cách ổn định, không nhè giấy bừa bãi trong quá trình in hóa đơn (chỉ duy nhất 1 bước căn khổ giấy khi khởi động)

Máy in mã vạch 2 trong 1 Xprinter XP-365B là dòng máy in nhiệt không cần mực bạn chỉ cần đặt giấy in mã vạch là tự động nhận khổ giấy không phải chỉnh sửa cầu kì Máy in mã vạch và hóa đơn 2 trong 1 Xprinter XP-365B (bản Hybrid) vẫn như các phiên bản trước được cải tiến về mẫu mã và hình thức.

Máy in mã vạch Shopee 2 chức năng in hóa đơn và mã vạch
Máy in mã vạch Shopee 2 chức năng in hóa đơn và mã vạch

Về tính năng và tốc độ in được thừa hưởng từ phiên bản trước nó là dòng máy in mã vạch xp-350B, model mới nhất hiện nay được cải tiến cả về tính năng tự động nhận khổ giấy và tốc độ in so với dòng máy đi trước của nó là máy in mã vạch XP-350B.

Khả năng tương thích mạnh mẽ Máy in mã vạch Shopee và hóa đơn 2 trong 1 Xprinter XP-365B (bản Hybrid) còn tích hợp tốt với các phần mềm như Kiotviệt , Phần mềm 365, phần mềm Ipos, phần mềm Offline , phần mềm Cukcuk,…

Nguồn: https://quetmavach.com/may-in-ma-vach-shopee-2-chuc-nang-in-hoa-don-va-ma-vach-2050.html

Cách làm hộp quà đẹp nắp khóa trái tim SIÊU cute

 

Bạn muốn tự tay gói hộp quà để tạo sự bất ngờ cho bạn bè, người thân của mình. Vậy thì đừng bỏ lỡ cách làm hộp quà đẹp với nắp khóa hình trái tim siêu đáng yêu ngay dưới đây. Ngay cả những bạn không khéo tay cũng có thể làm được. Cùng bắt tay làm thôi nào!!!

Cách làm hộp quà đẹp nắp khóa trái tim SIÊU cute

Nguyên liệu chuẩn bị

Để học cách làm hộp quà, bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu sau đây:

  • Giấy bìa màu (màu sắc bạn chọn)
  • Giấy màu có hoa văn (loại giấy dùng để gói quà có nhiều hoa văn và màu sắc rất đẹp)
  • Trang trí: dây ruy-băng
  • Dụng cụ: kéo, dao trổ, thước, cây có đầu que nhọn, keo dán hai mặt

Cách làm hộp quà nắp hình trái tim

In hình hộp quà trên giấy bìa màu và cắt theo mẫu.

Cách làm hộp quà đẹp nắp khóa trái tim SIÊU cute

Dùng thước và chiếc cây có đầu nhọn vẽ theo các đường in trên mẫu tạo đường gấp cho đẹp khi gấp hộp quà. Dán lớp băng dính dọc theo mép giấy nhỏ trên mẫu rồi dán tạo thân hộp quà.

Cách làm hộp quà đẹp nắp khóa trái tim SIÊU cute

Sau khi dán xong thân hộp, thực hiện các bước gấp đáy hộp và nắp hộp. Tương tự, bạn gấp thêm hộp quà màu khác nhé.

Cách làm hộp quà đẹp nắp khóa trái tim SIÊU cute

Cắt giấy màu hoa văn ½ trái tim và dán lên ½ trái tim trên nắp hộp. Bạn có thể cắt giấy bìa màu sao cho màu trái tim nổi bật trên nền màu của hộp quà.

Cách làm hộp quà đẹp nắp khóa trái tim SIÊU cute

Cắt dây ruy-băng cột quanh thân hộp và thắt nơ trang trí. Bạn có thể dùng dây đăng-ten thay dây ruy-băng và thêm mẫu giấy nhỏ trang trí bên ngoài hộp quà thêm xinh vừa có thể ghi lời chúc kèm theo nữa đấy.

Cách làm hộp quà đẹp nắp khóa trái tim SIÊU cute

Thật đơn giản và nhanh chóng, hộp quà với phần nắp hình trái tim nhỏ xinh đã hoàn thành.

Cách làm hộp quà đẹp nắp khóa trái tim SIÊU cute

Bây giờ bạn chỉ cần đặt quà bên trong hộp và cài khóa nắp trái tim thật đơn giản. Hộp quà này thích hợp khi bạn để những món quà nhỏ xinh: kẹo chocolate, khuyên tai, vòng tay… Không phải chuẩn bị hộp quà và gói cầu kỳ, với mẫu hộp quà nắp hình trái tim nhỏ xinh này, bạn nhanh chóng có món quà ý nghĩa dành tặng cho người bạn yêu thương.

Bạn thấy rồi đấy, cách làm hộp quà có nắp thật đơn giản và dễ thực hiện phải không. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể tận dụng những tấm bìa cứng, những tờ giấy màu,… để làm nên những chiếc hộp xinh xắn. Chúc các bạn thành công với cách làm hộp quà trái tim xinh xinh này nhé!

Nguồn: https://thiepdep.com.vn/cach-lam-hop-qua-dep-nap-khoa-trai-tim-sieu-cute.html

Khám phá phong tục thờ cúng của người Hàn Quốc

 

Phong tục thờ cúng của người Hàn Quốc như thờ cúng tổ tiên, những người an hùng có công với đất nước đã ăn sâu vào văn hóa đời sống của người dân xứ sở Kim Chi. Ngoài ra thì người Hàn Quốc còn giữ gìn những ngày lễ mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình như: ngày lễ như Lễ trưởng thành (……), Lễ kết hôn (결혼), Lễ tang (상제) và tế lễ (제례).

Đối với người Hàn Quốc, Tế lễ (제례) là một trong bốn nghi lễ (통과의례) mà mỗi người nhất định phải trải qua. Đó là Lễ trưởng thành (……), Lễ kết hôn (결혼), Lễ tang (상제) và tế lễ (제례). Phong tục thờ cúng của người Hàn Quốc – Tế lễ (제례) là nghi lễ thờ cúng tổ tiên vào ngày qua đời và những ngày lễ quan trọng của người Hàn như Tết âm lịch, Tết trung thu, Tết hàn thực, Đông chí….. (박음주외, 2004 년, 배재대학교 출판부,”외국을 위한 한국문화의 이해”)

Phong tục thờ cúng của người Hàn Quốc trong ngày Tết

Phong tục thờ cúng của người Hàn Quốc quan niệm mọi người không được ngủ trong đêm giao thừa. Họ nói nếu ngủ, sáng dậy chân mày của mỗi người sẽ biến thành màu trắng, vì vậy đèn điện trong mọi ngõ ngách, trong mỗi căn nhà đều được thắp lên sáng choang.

Sự thật là họ chỉ muốn mình cùng những người thân yêu trong gia đình đón mừng năm mới bằng đôi mắt tỉnh táo và sự sáng suốt nhất mà thôi.

Khám phá phong tục thờ cúng của người Hàn Quốc
Khám phá phong tục thờ cúng của người Hàn Quốc

Người Hàn hay đốt những que củi tre ngoài sân hoặc trong phòng với suy nghĩ tiếng nổ lách tách của tre sẽ đuổi được ma quỷ và những điều phiền muộn.

Sang ngày đầu năm (ngày mùng 1 tháng 1), người Hàn Quốc tắm rửa rất sạch sẽ và mặc trên mình bộ trang phục truyền thống Hanbok để chuẩn bị làm lễ quỳ lạy. Đây là một nghi thức truyền thống không thể thiếu được trong mỗi dịp năm mới.

Những người lớn tuổi sẽ ngồi trên ghế và con cháu đứng trước mặt làm nghi thức quỳ lạy: khoanh tay, quỳ gối, cúi rạp đầu xuống đất và nói câu chúc “새해 복 많이 받으세요” [sê – hê buc man – ni bac – tư – sê -yo] có nghĩa là “Chúc mừng năm mới ông bà/bố mẹ”. Dịch xuôi theo nghĩa tiếng Việt là “Chúc ông bà/bố mẹ có (nhận) được nhiều hạnh phúc trong năm mới”.

>>> Xem thêm: Phong tục thờ cúng của người Hoa

Cách bày biện bàn thờ tổ tiên ngày Tết của người Hàn

Tế lễ là một lễ thức giúp cho con cháu tìm được và ý thức được về cội nguồn của mình. Phong tục thờ cúng tổ tiên ngày Tết cũng như là một lời tri ân, cảm tạ đấng sinh thành đã sinh ra và chăm sóc cho mình khôn lớn.

• 제사 [Jesa] (Làm giỗ): Thường làm giỗ vào ban đêm ngày tổ tiên qua đời. Và cúng giỗ tới 2 đời tổ tiên tức là đời ông bà, cụ kỵ.

• 차례 [Chare] (Cúng tổ tiên): Là việc chuẩn bị món ăn, dọn dẹp bàn thờ, bày biện cúng giỗ cho tổ tiên vào dịp lễ Tết.

Khám phá phong tục thờ cúng của người Hàn Quốc
Khám phá phong tục thờ cúng người Hàn Quốc

Hàng 1: Khung ảnh tổ tiên, Tteokguk (canh bánh gạo – món ăn truyền thống nhất), Songpyeon (bánh gạo), cốc rượu.

Hàng 2: Cá rán, thịt nướng và các món nướng khác.

Eodongyukseo (어동육서): Cá được đặt ở phía đông và thịt được đặt ở phía tây Dudongmiseo (두동미서): Đầu cá được đặt ở hướng đông, đuôi cá đặt ở hướng tây.

Hàng 3: Đậu phụ hay canh thịt hầm.

Hàng 4: Rau, Kimchi, đồ khô, các món ăn phụ và những chai nước uống làm bằng gạo.

Jwapouhye (좌포우혜): Đồ khô được đặt ở đầu phía bên trái, sikhye được đặt ở đầu phía bên phải

포: Đồ khô gồm có 문어 (bạch tuộc), 명태 (cá Myeongte), 오징어 (mực).

Hàng 5: Táo ta, hạt dẻ, bánh Yackoa, lê hay táo và các loại hoa quả khác.

Joyulisi (조율이시): Táo ta, hạt dẻ, lê và hồng khô được đặt về phía bên trái.

Hongdongbaekseo (홍동백서): Trái cây màu đỏ được đặt ở phía đông, trái cây màu trắng được đặt ở phía tây.

Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, các bạn đã hiểu rõ hơn về phong tục thờ cúng của người Hàn Quốc ngày Tết.

Nguồn: https://banthoviet.net.vn/kham-pha-phong-tuc-tho-cung-cua-nguoi-han-quoc.html

Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

Thanh lý nội thất văn phòng Đống Đa – Hà Nội giá rẻ nhất

 

Các sản phẩm thanh lý nội thất văn phòng Đống Đa sẽ giúp cho các doanh nghiệp mới mở tiết kiệm một khoản chi phí không hề nhỏ. Tuy nhiên, để mua được các sản phẩm nội thất chất lượng, giá rẻ tại Đống Đa là điều không hề dễ dàng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn địa chỉ chuyên thanh lý nội thất văn phòng ở Đống Đa uy tín.

Nên mua nội thất văn phòng thanh lý Đống Đa ở đâu?

Hiện nay, rất nhiều văn phòng lớn và nhỏ được mở ra tại Đống Đa nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng trang bị nội thất văn phòng mới 100%. Nên nhu cầu mua đồ thanh lý nội thất văn phòng Đống Đa ngày càng nhiều.

Thanh lý nội thất văn phòng Đống Đa - Hà Nội giá rẻ nhất
Thanh lý nội thất văn phòng Đống Đa – Hà Nội giá rẻ nhất

Tuy nhiên để tìm được một địa chỉ ưng ý không phải chuyện dễ dàng bởi tại đây rất hiếm có cơ sở nào đủ tiềm lực để thuê được trụ sở. Thông thường các doanh nghiệp thường phải chọn lựa các cơ sở cung cấp khá xa xôi chi phí lắp đặt và vận chuyển đội lên cao hơn thường lệ.

Chính vì thế, nên lựa chọn địa chỉ thanh lý bàn ghế văn phòng ngay tại chính địa chỉ mình đặt làm trụ sở là tốt nhất để không bị mất quá nhiều chi phí cho công vận chuyển cũng như lắp đặt.

Địa chỉ thanh lý nội thất văn phòng Đống Đa uy tín

Quy trình thu mua và tư vấn thanh lý nội thất văn phòng khu vực Đống Đa diễn ra nhanh chóng, gọn nhẹ và đơn giản. Chúng tôi sẽ có đội ngũ nhân viên đến tận nơi thu mua làm hóa đơn thanh toán cho quý khách hàng, đồng thời di chuyển đồ nhanh chóng mà không làm ảnh hưởng tới công việc của bạn.

Thanh lý nội thất văn phòng Đống Đa - Hà Nội giá rẻ nhất
Thanh lý nội thất văn phòng Đống Đa – Hà Nội giá rẻ nhất

Những sản phẩm tưởng chừng như không còn ý nghĩa với bạn giờ đây đã được Duy Phát thu mua với giá cao, tại sao bạn lại bỏ qua nhỉ? Hãy gọi ngay cho Duy Phát khi cần thanh lý nội thất văn phòng tại hà nội, thanh lý bàn ghế cũ tại hà nội qua 936.266.197 – đội ngũ kĩ thuật viên tư vấn 24/24 phục vụ quý khách!

Hiện nay Duy Phát đang thanh lý rất nhiều đồ nội thất văn phòng ở Đống Đa như:

  • Thanh lý ghế xoay văn phòng
  • Thanh lý bàn chân sắt gấp
  • Thanh lý ghế chân quỳ
  • Thanh lý bàn họp
  • Thanh lý bàn nhân viên
  • Thanh lý bàn giám đốc cũ
  • Thanh lý tủ hồ sơ
  • …….

Bạn đừng nghĩ cứ đồ thanh lý là chất lượng kém, chúng tôi cam kết đồ dùng văn phòng do Duy Phát cung cấp luôn đảm bảo chất lượng. Bạn sẽ không hề hoang phí khi bỏ ra một khoản tiền nhỏ mà chất lượng lại “ngon – bổ – rẻ” như vậy đâu nhé!

Nội thất Duy Phát – công ty chuyên mua bán thanh lý nội thất văn phòng Đống Đa số 1 tại Hà Nội địa chỉ cuối đường Chiến Thắng – Phúc La – Hà Đông – Hà Nội sẽ giúp những đồ không giá trị của bạn trở nên có giá trị!

Nguồn: https://banghevanphonggiare.com.vn/thanh-ly-noi-that-van-phong-dong-da-ha-noi-gia-re-nhat-pid1859.html

Quy chuẩn thiết kế nhà thờ tổ truyền thống đẹp nhất

 

Nhiều dòng họ đã xây dựng nhà thờ tổ truyền thống để lưu giữ những giá trị văn hóa, tinh thần và những nét đặc trưng riêng của mỗi dòng họ. Nhà thờ tổ chính là nơi thờ cúng tổ tiên, lưu trữ gia phả, bài vị, văn tự cổ,…được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chính vì thế mà khi thiết kế nhà thờ tổ cần phải chuẩn phong thủy, mang nét đặc trưng của dòng tộc.

Quy chuẩn thiết kế nhà thờ tổ truyền thống của người Việt

Kiến trúc nhà thờ tổ truyền thống có kiểu dáng gần giống với nhà ở truyền thống Việt Nam nhưng vẫn có nhiều nét riêng biệt trở thành quy chuẩn, đặc trưng. Xét về tiêu chuẩn thiết kế, chúng ta phải tìm hiểu đầy đủ cả tiêu chuẩn về kiến trúc, kết cấu, công năng và những yếu tố phong thủy quan trọng. Bởi nhà thờ họ là công trình mang tính tâm linh và mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Quy chuẩn thiết kế nhà thờ tổ truyền thống đẹp nhất
Mẫu nhà thờ tổ truyền thống đẹp

1, Quy chuẩn thiết kế kiến trúc:

– Kiến trúc mái: Đối với tiêu chuẩn thiết kế nhà thờ họ tổ truyền thống với kiến trúc hai mái truyền thống thì triền mái chuẩn kiến trúc cổ Việt Nam sẽ thẳng, không cong. Trong khi đó, công trình nhà thờ 4 mái, 8 mái thì có hếch lên ở góc mái tạo độ cong và sự thoát tục.

– Hoa văn trang trí, chạm khắc: Ngoài tiêu chuẩn thiết kế nhà thờ họ về trang trí mái như đã nói còn có phần trang trí chạm khắc hoa văn trên các thanh quá giang, vì kèo chồng rường…

Trong kiến trúc cổ Việt Nam, chạm trổ, hoa văn trang trí là phần rất quan trọng, nó thể hiện nét đặc trưng từng loại công trình, nét văn hóa từng vùng miền. Đối với kiến trúc nhà thờ họ hoa văn thường thể hiện hình ảnh hoa lá, mây uốn lượn tinh tế… Hiện nay có thêm kiến trúc nhà thờ họ bằng bê tông giả gỗ, các phù điêu có thể được đúc sẵn bằng bê tông từ khuôn cao su non hoặc có thể được nghệ nhân đắp trực tiếp bằng tay.

2, Quy chuẩn về kết cấu

Quy chuẩn thiết kế nhà thờ tổ truyền thống đẹp nhất
Mẫu nhà thờ tổ truyền thống đẹp

– Con rường: là các đoạn gối đỡ hoành mái, được đặt chồng lên nhau. Chiều dài của chúng thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái. Càng các con rường bên trên càng ngắn.

– Con lợn: là rường bụng lợn trên cùng, gối lên con rường bên dưới qua hai đoạn cột ngắn gọi là trụ trốn, và làm nhiệm vụ đỡ xà nóc. Bên dưới rường bụng lợn là ván lá đề thường để điêu khắc trang trí. Con lợn có thể được thay bằng giá chiêng.

– Rường cụt: là loại rường nằm ở giữa cột cái và cột quân, chúng nằm chồng trên xà nách. Chúng có nhiệm vụ đỡ hoành và vẫn thu dần chiều dài khi lên cao theo độ dốc mái.

3, Quy chuẩn về công năng

Quy chuẩn thiết kế nhà thờ tổ truyền thống đẹp nhất
Mẫu nhà thờ tổ truyền thống đẹp

Kiến trúc khi xây nhà thờ tổ 3 gian: chia thành 3 không gian rõ rệt tương ứng với 3 chức năng và nội thất khác nhau.

– Gian thờ chính đặt ở chính giữa:

Tại gian thờ chính thông thường bàn thờ tổ được làm 2 cấp hoặc 3 cấp. Bàn thờ án hành thông thường cao 1m47. Theo tiêu chuẩn thiết kế nhà thờ họ thường đặt bàn thờ này ở trong cùng gian thờ chính cao nhất dùng để đặt ngai thờ hoặc khám thờ ở chính giữa.

Phía trước bàn thờ án hành là bàn thờ ô sa, thông thường cao 1m27. Bàn thờ này đặt ở gian chính, được bài trí bộ đồ thờ tam sự, ngũ sự, mâm bồng, óng hương, đài nến, bát hương, đỉnh đồng…

– Hai bên gian hồi:

Hai gian thờ bên tả và hữu nhà thờ họ thường một bên sẽ lập một thờ bà cô, ông mãnh và một bên lập bàn thờ cho nhà chi trường hoặc một bàn thờ bà mẹ việt nam anh hùng. Bà cô ông mãnh là từ dân gian dùng cho những người chết trẻ, chưa lập gia đình. Người ta cho rằng vì chết trẻ nên bà cô ông mãnh rất linh thiêng.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên đây, hi vọng rằng các bạn đã hiểu rõ hơn về kiến trúc nhà thờ tổ truyền thống đẹp của người Việt. Để được tư vấn chi tiết hơn về mẫu nhà thờ họ, nhà thờ tổ, từ đường phù hợp với dòng họ của mình. Vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số 098.6666.242 – 0975.516.686 để được tư vấn chi tiết hơn.

Nguồn: https://phongthoviet.com.vn/quy-chuan-thiet-ke-nha-tho-to-truyen-thong-dep-nhat.html

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

Kiến trúc từ đường – nhà thờ họ CHUẨN khi xây dựng

 

Trong kiến trúc nhà thờ họ chuẩn nó bao gồm: thành phần kiến trúc, kích thước, tỷ lệ giữa các chi tiết, hoa văn trang trí trong công trình. Để hiểu rõ những quy thức trong thiết kế công trình nhà thờ họ, từ đường, mời các bạn cùng tham khảo ngay dưới đây nhé.

Quy thức kiến trúc nhà thờ họ chuẩn

1. Kiến trúc mái nhà

Đối với công trình nhà thờ họ chuẩn hay từ đường thì mẫu thiết kế 2 mái sẽ có đôi chút khác với mẫu 4 mái, 8 mái.

Kiến trúc nhà thờ hai mái theo truyền thống thì: Triền mái chuẩn kiến trúc cổ Việt Nam sẽ thẳng, không cong, trong khi đó với công trình nhà thờ họ bằng gỗ 4 mái, 8 mái thì có hếch lên ở góc mái tạo sự thanh thoát. Phần mái lớn và thường chiếm tới 2/3 chiều cao mặt đứng công trình. Góc mái (của công trình nhà 4 mái, 8 mái) tức “tàu đao” làm cong uốn ngược, còn được gọi là đao quật.

Kiến trúc từ đường - nhà thờ họ CHUẨN khi xây dựng
Kiến trúc từ đường – nhà thờ họ CHUẨN khi xây dựng

Trang trí trên mái cổ: Đối với nhà thờ họ thì những hoa văn được trang trí trên phần mái thường đơn giản hơn so với các công trình Chùa, Đình, Đền, Miếu. Và những hoa văn đặc trưng đó là: Mặt Nguyệt, Đại tự, Vân mây,… thường đặt chính giữa mái.

Tiếp theo là các bờ nóc có đặt gạch hoa chanh, đỉnh mái gắn con kìm (long nghê, hay cá chép hóa rồng) ở hai đầu bờ nóc, con sô ở chỗ bờ quyết (bờ guột), con náp, hay lạc long thủy quái … các con giống này luôn là hình tượng thể hiện tinh thần ngôi nhà. Phần diềm mái có chi tiết hoa văn trang trí riêng gọi là diềm mái.

2, Kết cấu bên trong nhà thờ họ

Cột là phần chịu lực chính cho toàn bộ ngôi nhà, thường có những loại cột sau:

+ Cột cái: Là những cây cột chính của nhà đặt ở hai đầu nhịp chính tạo chiều sâu cho gian giữa, thân cột tròn, to và mập nhất. Phần nối giữa hai cột cái được gọi là câu đầu.

+ Cột quân hay cột con: Là phần cột phụ ngắn hơn cột cái, vị trí nằm ở đầu các nhịp phụ giữa hai bên nhịp chính. Về chiều cao của cột con thấp và nhỏ hơn cột cái để tạo ra độ dốc của mái nhà. Nối giữa cột con và cột cái bằng xà nách.

+ Cột hiên: nằm ở hiên nhà, phía trước, ngắn hơn cột con. Nối giữa cột hiên và cột con bằng kẻ bẩy.

Vỉ nhà, xà ngang, xà ngưỡng cấu thành lên mái nhà sẽ giúp cho nhà thờ họ gỗ đẹp hơn.

– Xà hay còn gọi là các giằng ngang chịu kéo dùng để liên kết các cột chính, cột quân, cột hiên với nhau. Xà gồm các loại xà nằm trong và ngoài khung vuông góc với khung.

Xà nằm trong khung sẽ được đặt ở cao độ đỉnh các cột quân liên kết giữa cột cái và cột quân. Những loại xà nằm trong khung bao gồm:

+ Xà lòng cũng gọi là câu đầu hay chếnh: Dùng để liên kết các cột cái với nhau.

+ Xà nách hay tên gọi khác thuận: Dùng để liên kết cột cái với cột quân.

Kiến trúc từ đường - nhà thờ họ CHUẨN khi xây dựng
Kiến trúc từ đường – nhà thờ họ CHUẨN khi xây dựng

Xà nằm ngoài khung gồm có các loại sau:

+ Xà thượng: được đặt ở vị trí liên kết đỉnh cột cái, song song với chiều dài của ngôi nhà.

+ Xà hạ hay còn gọi xà đại: được đặt ở vị trí liên kết các cột cái với cột quân tại cao độ đỉnh của cột quân. Nằm ở gần sát vị trí liên kết giữa xà lòng, xà nách vào cột cái. Xà hạ cũng song song với chiều dài của ngôi nhà.

+ Xà tử thượng (loại xà nằm trên cột quân): Nối các cột quân của khung ở phía trên.

+ Xà tử hạ (loại xà nằm dưới cột quân): ối các cột quân của khung ở phía dưới, tại điểm cao ngay trên hệ cửa bức bàn.

+ Xà ngưỡng: liên kết các cột con tại điểm ngưỡng cửa. Xà ngưỡng có nhiệm vụ đỡ gần như toàn bộ hệ thống cửa bức bàn.

+ Xà hiên: Nối các cột hiên của khung.

Thượng lương, còn gọi là đòn dông hay Xà nóc đặt trên đỉnh mái.

3. Hoa văn trang trí, chạm khắc.

Trong thức kiến trúc nhà thờ họ chuẩn Việt Nam chạm trổ, hoa văn trang trí là phần rất quan trọng, nó thể hiện tinh thần, nét đặc trưng của từng loại công trình, nét văn hóa của từng vùng miền. Kiến trúc dân gian Việt Nam thường để mộc màu gỗ hay quét sơn ta bảo vệ có màu nâu, thích chạm trổ những hình thù long, ly, quy, phượng hay hoa văn tùng, cúc, trúc, mai, vân mây, hoa sen…

Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây các bạn đã hiểu rõ hơn quy thức thiết kế nhà thờ họ chuẩn. Để được tư vấn kỹ hơn cách thiết kế nhà thờ họ chuẩn:

Thông tin liên hệ:

Hotline: 098.6666.242 – 097.551.6686

Địa chỉ: LÔ 2- BIỆT THỰ 2- VĂN QUÁN- HÀ ĐÔNG

Nguồn: https://banthoviet.com.vn/kien-truc-tu-duong-nha-tho-ho-chuan-khi-xay-dung.html

Lá thuốc bỏng – Công dụng tuyệt vời từ cây lá bỏng bạn đã biết

 

Cây lá bỏng có rất nhiều tên gọi khác nhau như cây thuốc bỏng hay công sống đời. Đây là loại cây thuốc dân gian rất dễ trồng, quen thuộc với người dân Việt Nam. Lá thuốc bỏng có rất nhiều công dụng, đem lại hiệu quả cao? Vậy bạn đã biết công dụng của cây thuốc bỏng chưa? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Cây lá thuốc bỏng là gì?

Cây lá bỏng ( cây sống đời ) có sức sống cực lớn, mỗi kẽ lá khi gặp nhiệt độ và điều kiện ẩm thích hợp sẽ lại mọc lên một cây. Cây thuộc họ bỏng còn được gọi tên dân gian như cây sống đời, thuốc bỏng…Lá thuốc bỏng được tìm thấy nhờ mọc hoang sau đó được mọi người tìm kiếm về trồng làm cảnh và làm thuốc.

Theo Đông y, Cây lá bỏng ( cây sống đời ) có vị nhạt, hơi chua, tính mát không độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng đau, tiêu độc… Công dụng chính yếu vẫn là để trị bỏng nhưng ngoài ra, các thành phần có trong cây lá bỏng lại còn có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau mà không cần đến sự can thiệp của thuốc Tây.

Công dụng của cây lá thuốc bỏng

Tác dụng chính yếu của Cây lá bỏng ( cây sống đời ) chính là trị bỏng như tên gọi của nó được người xưa đặt tên. Ở vùng cao, người ta thường không dùng đến thuốc tây mà khi bị bỏng nhẹ hay bị mụn nhọt, mụn mắt. Người ta thường giã nát lá thuốc bỏng su đó đắp lên vết thương cho thêm chút muối hoặc hơ nóng đắp lên vết thương hở.

1, Chữa đau lưng

Lá thuốc bỏng - Công dụng tuyệt vời từ cây lá bỏng bạn đã biết
Lá thuốc bỏng chữa đau lưng

Khi bạn làm việc quá sức gây đau lưng, mỏi lưng, đau vai gáy, đau cổ. Thì lá bỏng thường được hơ trên than lửa cho nóng sau đó đắp lên khu vực cần giảm đau. Hiệu quả sẽ cảm thấy được rõ rệt và chú ý không nên đắp lên vết thương hở.

2, Chống viêm mụn

Vì trong lá bỏng có thành phần lớn chất chống viêm và kháng khuẩn cao nên sau nặn mụn dùng lá bỏng giã nát đắp lên vết mụn sẽ giúp chống viêm và tránh để lại sẹo.

Xem thêm: Tắm lá gì cho trẻ sơ sinh rụng lông nhanh và an toàn cho bé

3, Chữa viêm họng

Viêm họng do thời tiết hay cảm sốt chỉ cần dùng vài lá bỏng đem rửa sạch sẽ, nhai lá bỏng nhuyễn có thể thêm chút muối và giữ lại trong miệng khoảng 10-15 phút sau đó nuốt. Làm từ 3 ngày trở lên sẽ tiêu viêm giảm đau họng

4, Chữa thương tích

Nếu bạn bị té, bong gân hay bầm máu thì dùng lá bỏng rất nhanh lành, giảm sưng tấy và giảm đau nhanh chóng. Dùng 2-3 lá bỏng giã nhuyễn đắp lên vết thương, cứ 3 tiếng lại thay một lần để thấy rõ hiệu quả nhất.

5, Chữa nhức đầu

Cách làm tương tự như đau xương khớp. Đem lá bỏng hơ nóng sau đó đắp lên trán hoặc giã nát ra đắp lên để hạ nhiệt, nghỉ ngơi thư giãn sẽ xóa tan cơn đau đầu nhanh chóng.

>>> Xem thêm: Tắm lá xoăn leo và những công dụng chữa bệnh của cây xoăn leo

6, Chữa bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ thường hay tái phá vậy nên chữa bằng lá, thuốc nam là hiệu quả nhất. Trước khi dùng cây lá bỏng cần vệ sinh hậu môn bằng nước muối sinh lý sau đó giã nát lá bỏng đem đắp vào hậu môn, băng bó cẩn thận để nước lá bỏng ngấm vào vùng bị thương. Cứ 3 giờ lại thay một lần kiên trì khoảng 1 tháng sẽ hết. Hoặc cũng có thể kết hợp lá bỏng nấu lên sau đó xông hậu môn.

7, Chữa chảy máu cam

Khi bị chảy máu cam cần giữ nguyên đầu không cho máu chảy ngược vào trong, tránh ngẩng đầu lên trời. Nhai nhanh lá bỏng nát ra sau đó dùng để đắp vào mũi, một lúc sẽ cầm máu

9, Chữa viêm xoang mũi

Lá thuốc bỏng - Công dụng tuyệt vời từ cây lá bỏng bạn đã biết
Lá thuốc bỏng chữa viêm xoang

Lá bỏng thường dùng trong điều trị viêm xoang, nhiễm trùng.Dùng lá bỏng giã nát lấy nước sau đó lấy bông gòn thấm ướt sau đó nhét vào mũi. Ngày làm nhiều lần sau một thời gian ngắn bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

9, Chữa mất sữa

Đối với phụ nữ sinh con bị tắc sữa hay sữa ra ít nên nhai vài lá nuốt, làm thường xuyên để thông tắc tuyến sữa và an toàn cho con nhỏ. Hoặc đồng thời có thể hơ nóng lá bỏng vừa phải sau đó đắp lên bầu sữa để đả thông tuyến sữa.

Bên cạnh những công dụng ở trên thì lá thuốc bỏng còn dùng để chữa cao huyết áp, sỏi thận, gút, các loại bệnh về da như mụn nhọt, giảm ho, giảm đau, điều hòa kinh nguyệt… Khi sắc thuốc nấu cùng với một số loại dược liệu khác.

Nguồn: https://latamdangian.com/la-thuoc-bong-cong-dung-tuyet-voi-tu-cay-la-bong-ban-da-biet-708.html

Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021

Phong tục thờ cúng của người Hoa có gì khác với người Việt

 

Phong tục thờ cúng của người Hoa có đặc điểm gì? Cách bài trí bàn thờ có gì khác với văn hóa thờ cúng Việt Nam hay không? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp băn khoăn ngay dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu nhé.

Tìm hiểu phong tục thờ cúng của người Hoa

Là một nước có chung đường biên giới kéo dài với nước ta, số lượng người Hoa sinh sống và làm việc tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía nam khá đông đảo nên tạo nên một nền văn hóa đặc sắc. Trong đó phải kể đến là phong tục thờ cúng của người Hoa có nét văn hóa riêng.

Phong tục thờ cúng của người Hoa có gì khác với người Việt

Phong tục thờ cúng của người Hoa không có nhiều bàn thờ như người Việt

Nếu như bàn thờ của người Việt thường có bộ tam sự hay ngũ sự thì bàn thờ của người Hoa chỉ đơn giản có những bát hương và bình hoa, tượng Phật hay di ảnh…

Trong khu vực thờ cúng, họ cũng thường hay sử dụng các tượng, vật phẩm phong thủy và thường xuyên thắp đèn trên ban thờ.

Bên cạnh đó, người Hoa còn hay thờ cúng nhiều vị thần phụ trợ như: thần Cửa, thần Táo Quân, thần hộ mệnh, thần Tam Quan Độ Đế…

Phong tục thờ cúng của người Hoa có gì khác với người Việt

Phong tục thờ cúng của người Hoa thờ cúng thêm các thần phụ trợ

Cũng như người Việt, phong tục thờ cúng tổ tiên là nghi thức quan trọng của người Hoa. Bàn thờ người Hoa được đặt tại chính gian giữa của ngôi nhà và cũng là nơi tôn nghiêm nhất. Tùy vào từng gia đình mà quy định cúng bái cũng khác nhau. Có nhà thờ 9 đời nhưng có nhà chỉ thờ tới 5 đời hay cũng có nơi chỉ thờ 3 đời.

Bên cạnh đó, người Hoa cũng thờ Phật cùng với gia tiên và tinh tưởng vào nhiều yếu tố ma thuật, bùa chú. Họ chia ra làm 3 loại bùa là bùa chú cứu người, bùa chú hại người và bùa chú phòng thủ. Việc sử dụng 3 loại bùa này cũng rất linh họa tùy vào mục đích.

Những ngày lễ quan trọng của người Hoa

Khác với người Việt, người Hoa không hay làm cúng giỗ nên việc thờ cúng tổ tiên được thực hiện vào những dịp tết Nguyên đán và các dịp tết khác. Trong đó, ngày mồng 9 tháng 9 và ngày 29 tháng 9, bàn thờ người Hoa sẽ được trang trí trang trọng hơn cả.

Phong tục thờ cúng của người Hoa có gì khác với người Việt

Người Hoa chỉ chú trọng vào ngày giỗ và tết

Người Hoa phát triển buôn bán rất giỏi nên đã hình thành nên tục thờ cúng để tránh rủi ro khi làm ăn, cầu mong mọi sự bình an, thuận buồm xuôi gió.

Trong 1 tháng, người Hoa dành ra 4 ngày để thờ cúng và cầu thuận lợi trong làm ăn buôn bán. Những ngày đó, trên bàn thờ người Hoa luôn đầy đủ các vật phẩm tế lễ.

Đồ cúng trên bàn thờ của người Hoa

Vật phẩm không thể thiếu trong tất cả các dịp lễ của người Hoa đó chính là đĩa trái cây, bình rượu hay trà cùng trà muối, gạo và các món ăn.

Trừ những ngày sóc vọng cúng chay thì luôn phải có các món mặn đó là gà/ vịt/ lợn hoặc tôm/ cua/ cá. Vào dịp tết thì cần đầy đủ các lễ vật như bán quai vạt chiên, bánh tổ, bánh chiên may mắn… Bàn thờ được trưng bày từ 30 đến mồng 7 tết.

Các lễ vật thường in những câu chúc bình an, may mắn, mong cầu sự sung túc, ấm no. Vào dịp tết thường có thêm câu đối liễn với nội dung mang thông điệp tốt lành, cầu cho vạn sự như ý. Đối với những gia đình buôn bán thì nội dung cầu mong buôn may bán đắt, nhiều tài lộc.

Người Hoa cũng có ngày giỗ ông Táo vào 23 tháng Chạp, dâng kẹo mạch nha lên mâm cúng với ý nghĩa: kẹo ngọt sẽ giúp tâm trạng ông Táo vui vẻ hơn và báo cáo những điều tốt đẹp lên Ngọc Hoàng.

Người Việt thường không thể thiếu bánh chưng và bánh tét trong ngày tết thì người Hoa lại không thể thiếu bánh tổ và bánh củ cải. Bánh tổ làm bằng bột nếp trộn với nước đường, đổ vào khuôn tròn rồi mang hấp lên. Đây cũng chính là nét đẹp trong phong tục thờ cúng của người Hoa tại Việt Nam.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hi vọng rằng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về phong tục thờ cúng của người Hoa. Nếu các bạn cần tư vấn thêm các mẫu bàn thờ cúng cho gia đình  mình, hãy liên hệ cho chúng tôi theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Thông tin liên hệ:

Hotline: 098.6666.242 – 097.551.6686

Địa chỉ: LÔ 2- BIỆT THỰ 2- VĂN QUÁN- HÀ ĐÔNG

Nguồn: https://banthoviet.net.vn/phong-tuc-tho-cung-cua-nguoi-hoa-co-gi-khac-voi-nguoi-viet.html