Phong tục thờ cúng ở Huế là tục thờ cúng tổ tiên những người đã khuất trong gia đình, dòng họ. Đây là nét đẹp văn hóa nhớ tới cội nguồn, thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với thế hệ đi trước.
Phong tục thờ cúng ở Huế
Cố đô Huế nổi tiếng là vùng đất tâm linh của chùa chiền, lăng tẩm. Đó là kết quả quá trình Nam tiến bền bỉ, lâu dài của dân tộc, kể từ sau cuộc hôn nhân lịch sử của công chúa Huyền Trân với vua Champa Chế Mân năm 1306. Nơi miền biên viễn này, người Việt vẫn không quên nguồn gốc tổ tông ở phía Bắc.
Trong “chiếc nôi” Việt Nam, bao đời người dân Huế vẫn gìn giữ được nét đẹp văn hóa trong các nghi lễ cúng tế tổ tiên – phong tục thờ cúng ở Huế. Đó là sự tụ họp của con cháu ở mọi nơi về dự lễ cúng kỵ tổ tiên. Ngày ấy, mọi người phải thu xếp công việc có mặt để cùng nhau tưởng nhớ đến ông bà, cũng là dịp để con cháu sum vầy gặp gỡ, gắn chặt quan hệ huyết thống.
Theo PGS. TS. Nguyễn Văn Mạnh (Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Huế), tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên luôn thấm sâu trong tâm thức người dân xứ Huế nói riêng. Dù với tâm lí cởi mở, dễ chấp nhận các tín ngưỡng tôn giáo khác, nhưng với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, cư dân Huế vẫn luôn coi trọng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hơn tất cả mọi tín ngưỡng khác. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vì vậy đã trở thành một thứ đạo hiếu – đạo ông bà, đạo tổ tiên.
Phong tục thờ cúng ở Huế được xem là phần việc vô cùng quan trọng trong cuộc sống, nên việc xây mộ đối với người Việt nói chung và người Huế nói riêng là vô cùng quan trọng. Việc tìm kiếm đất để xây mộ theo đó cũng rất quan trọng, thường được gia chủ nhờ đến các thầy địa lý hướng dẫn, giúp đỡ.
Phong thờ tục cúng ở Huế có từ bao giờ?
Trong khảo cứu “Lăng mộ hoàng gia thời Nguyễn tại Huế”, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao (nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế) thông tin thêm: Các vua Nguyễn về sau đều chọn các địa điểm gần Kinh thành hơn và đều nằm hai bên bờ sông Hương. Các vua Nguyễn coi công việc tìm đất xây lăng mộ hết sức hệ trọng. Hầu hết các lăng đều được chọn lựa vị trí rất công phu. Triều Nguyễn gọi đây là cuộc đất Vạn niên cát địa, nên dốc rất nhiều sức lực để kiếm tìm. Các thầy địa lý, quan lại đại thần giỏi về phong thủy đều được huy động tham gia công việc này. Sau khi chọn được đất quý, đích thân hoàng đế sẽ xem xét, quyết định phê duyệt, đổi tên đất, tên núi cho phù hợp.
Theo quan niệm phong thủy, mộ phần tổ tiên có ảnh hưởng đến sự hưng thịnh của con cháu. Sắp tới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ có công viên nghĩa trang sinh thái quy mô với kinh phí đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Trong đó, theo Quyết định số 187/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về quyết định chủ trương đầu tư đối với Dự án Công viên nghĩa trang tại phường Hương An, TX. Hương Trà, Công ty cổ phần VIF An Lộc đã và đang hoàn thiện, đưa vào sử dụng giai đoạn đầu công viên nghĩa trang Hương An Viên ở vị trí trên.
Qua phong tục thờ cúng ở Huế, người dân trên địa bàn càng có thêm điều kiện để trải nghiệm mô hình nghĩa trang sinh thái rất hiện đại và gần gũi thiên nhiên, thu xếp cho người thân của mình nơi an nghỉ vĩnh hằng như ý
Nguồn: https://banthoviet.net.vn/net-dep-van-hoa-phong-tuc-tho-cung-o-hue.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét