Cây lá bỏng có rất nhiều tên gọi khác nhau như cây thuốc bỏng hay công sống đời. Đây là loại cây thuốc dân gian rất dễ trồng, quen thuộc với người dân Việt Nam. Lá thuốc bỏng có rất nhiều công dụng, đem lại hiệu quả cao? Vậy bạn đã biết công dụng của cây thuốc bỏng chưa? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Cây lá thuốc bỏng là gì?
Cây lá bỏng ( cây sống đời ) có sức sống cực lớn, mỗi kẽ lá khi gặp nhiệt độ và điều kiện ẩm thích hợp sẽ lại mọc lên một cây. Cây thuộc họ bỏng còn được gọi tên dân gian như cây sống đời, thuốc bỏng…Lá thuốc bỏng được tìm thấy nhờ mọc hoang sau đó được mọi người tìm kiếm về trồng làm cảnh và làm thuốc.
Theo Đông y, Cây lá bỏng ( cây sống đời ) có vị nhạt, hơi chua, tính mát không độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng đau, tiêu độc… Công dụng chính yếu vẫn là để trị bỏng nhưng ngoài ra, các thành phần có trong cây lá bỏng lại còn có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau mà không cần đến sự can thiệp của thuốc Tây.
Công dụng của cây lá thuốc bỏng
Tác dụng chính yếu của Cây lá bỏng ( cây sống đời ) chính là trị bỏng như tên gọi của nó được người xưa đặt tên. Ở vùng cao, người ta thường không dùng đến thuốc tây mà khi bị bỏng nhẹ hay bị mụn nhọt, mụn mắt. Người ta thường giã nát lá thuốc bỏng su đó đắp lên vết thương cho thêm chút muối hoặc hơ nóng đắp lên vết thương hở.
1, Chữa đau lưng
Khi bạn làm việc quá sức gây đau lưng, mỏi lưng, đau vai gáy, đau cổ. Thì lá bỏng thường được hơ trên than lửa cho nóng sau đó đắp lên khu vực cần giảm đau. Hiệu quả sẽ cảm thấy được rõ rệt và chú ý không nên đắp lên vết thương hở.
2, Chống viêm mụn
Vì trong lá bỏng có thành phần lớn chất chống viêm và kháng khuẩn cao nên sau nặn mụn dùng lá bỏng giã nát đắp lên vết mụn sẽ giúp chống viêm và tránh để lại sẹo.
Xem thêm: Tắm lá gì cho trẻ sơ sinh rụng lông nhanh và an toàn cho bé
3, Chữa viêm họng
Viêm họng do thời tiết hay cảm sốt chỉ cần dùng vài lá bỏng đem rửa sạch sẽ, nhai lá bỏng nhuyễn có thể thêm chút muối và giữ lại trong miệng khoảng 10-15 phút sau đó nuốt. Làm từ 3 ngày trở lên sẽ tiêu viêm giảm đau họng
4, Chữa thương tích
Nếu bạn bị té, bong gân hay bầm máu thì dùng lá bỏng rất nhanh lành, giảm sưng tấy và giảm đau nhanh chóng. Dùng 2-3 lá bỏng giã nhuyễn đắp lên vết thương, cứ 3 tiếng lại thay một lần để thấy rõ hiệu quả nhất.
5, Chữa nhức đầu
Cách làm tương tự như đau xương khớp. Đem lá bỏng hơ nóng sau đó đắp lên trán hoặc giã nát ra đắp lên để hạ nhiệt, nghỉ ngơi thư giãn sẽ xóa tan cơn đau đầu nhanh chóng.
>>> Xem thêm: Tắm lá xoăn leo và những công dụng chữa bệnh của cây xoăn leo
6, Chữa bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ thường hay tái phá vậy nên chữa bằng lá, thuốc nam là hiệu quả nhất. Trước khi dùng cây lá bỏng cần vệ sinh hậu môn bằng nước muối sinh lý sau đó giã nát lá bỏng đem đắp vào hậu môn, băng bó cẩn thận để nước lá bỏng ngấm vào vùng bị thương. Cứ 3 giờ lại thay một lần kiên trì khoảng 1 tháng sẽ hết. Hoặc cũng có thể kết hợp lá bỏng nấu lên sau đó xông hậu môn.
7, Chữa chảy máu cam
Khi bị chảy máu cam cần giữ nguyên đầu không cho máu chảy ngược vào trong, tránh ngẩng đầu lên trời. Nhai nhanh lá bỏng nát ra sau đó dùng để đắp vào mũi, một lúc sẽ cầm máu
9, Chữa viêm xoang mũi
Lá bỏng thường dùng trong điều trị viêm xoang, nhiễm trùng.Dùng lá bỏng giã nát lấy nước sau đó lấy bông gòn thấm ướt sau đó nhét vào mũi. Ngày làm nhiều lần sau một thời gian ngắn bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.
9, Chữa mất sữa
Đối với phụ nữ sinh con bị tắc sữa hay sữa ra ít nên nhai vài lá nuốt, làm thường xuyên để thông tắc tuyến sữa và an toàn cho con nhỏ. Hoặc đồng thời có thể hơ nóng lá bỏng vừa phải sau đó đắp lên bầu sữa để đả thông tuyến sữa.
Bên cạnh những công dụng ở trên thì lá thuốc bỏng còn dùng để chữa cao huyết áp, sỏi thận, gút, các loại bệnh về da như mụn nhọt, giảm ho, giảm đau, điều hòa kinh nguyệt… Khi sắc thuốc nấu cùng với một số loại dược liệu khác.
Nguồn: https://latamdangian.com/la-thuoc-bong-cong-dung-tuyet-voi-tu-cay-la-bong-ban-da-biet-708.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét