Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021

Phong tục thờ cúng cá Ông của ngư dân vùng biển

 

Cá Ông hay chính là cá Vôi được ngư dân vùng biển thành kính và thờ cúng. Những người dân vùng biển coi cá Ông như một vị thần bảo hộ tài sản và tính mạng trong quá trình làm nghề biển và đi biển. Phong tục thờ cúng cá Ông đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân vùng biển.

Tìm hiểu phong tục thờ cúng cá Ông

Hằng năm vào ngày mùng 2 tháng 2, dân trong thôn dùng lễ tam sinh để cúng tế, lâu ngày đã thành lệ. Tại Hội An, địa phương có nhiều xã phường tiếp giáp với biển như Cẩm An, Cửa Đại, Tân Hiệp với đa số cư dân làm nghề biển, vì vậy phong tục thờ cúng cá Ông và các hình thức tín ngưỡng liên quan đến cá Ông được người dân thành kính, tổ chức trang trọng.

Ở Hội An hiện có 5 di tích liên quan đến tục thờ cúng cá Ông: lăng Ông Ngư ở Tân Hiệp, lăng Ông An Bàng ở Cẩm An, lăng Ông ở Cẩm Nam, lăng Ông ở Cẩm Thanh và lăng Tiêu Diện ở Cửa Đại. Những di tích này đã được đưa vào danh mục bảo vệ của thành phố, và một số đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh.

Phong tục thờ cúng cá Ông của ngư dân vùng biển

Phong tục thờ cúng cá Ông ở làng chài

Ngoài ra còn một số di tích liên quan đến tục thờ cá Ông chưa được đưa vào danh mục bảo vệ như lăng Vạn Thanh Thuận ở Cẩm Nam, lăng Ông Nam Hải ở Cửa Đại, lăng Ông Tân Thành ở Cẩm An.

>> Tham khảo thêm:

Nghi lễ thờ cúng cá Ông

Phong tục thờ cúng cá Ông được tổ chức 2 lần trong năm. Lễ cúng đầu tiên diễn ra vào tháng Giêng sau Tết Âm lịch đánh dấu sự khởi đầu một mùa đánh bắt xa bờ. Lễ cúng lần hai thường vào tháng Bảy hoặc tháng Tám âm lịch để kết thúc mùa lênh đênh trên biển. Việc tế lễ tổ chức tại 3 thôn, tuy nhiên tại thôn 3 được tổ chức mang những đặc trưng tiêu biểu riêng.

Buổi lễ tại ngôi miếu có một đám rước đi trước, bắt đầu lúc 10 giờ sáng gồm 20 thành viên mặc trang phục truyền thống và một người chủ tế (còn gọi là chánh bái). Bốn người đàn ông khiêng một chiếc kiệu có chứa sắc lệnh hoàng gia (thực ra sắc lệnh đã bị phá hủy trong chiến tranh nên ngôi đền chỉ còn lại bát nhang). Hai người nhắc xướng mang lọng quan, sáu người chơi nhạc cụ cổ truyền và tám người cầm cờ. Một trong số những người cầm cờ dẫn đầu đoàn rước và người chủ tế đi theo sau.

Nhóm này đi khoảng vài cây số về phía bắc dọc theo bãi biển và sau đó quay trở lại ngôi miếu chính để nghỉ ngơi và ăn nhẹ. Sau đó, ban nhạc nổi lên một lần nữa và đi dọc theo bãi biển về phía nam. Trong cuộc diễu hành này, các thành viên khẩn cầu cá Ông và những vị thần biển cùng tham gia nghi lễ và lễ hội với các ngư dân và các linh hồn cá Ông đã chết.

Phong tục thờ cúng cá Ông của ngư dân vùng biển
Nghi lễ phong tục thờ cúng cá Ông

Vào khoảng 3 giờ chiều, sau khi đám rước đã xong, một buổi lễ tương tự như mô tả ở thôn 1 được tổ chức tại miếu Ông ngư. Một gian lều được dựng lên cạnh ngôi miếu, những người bán rong và các nhà buôn địa phương ngay lập tức đã thiết lập các quầy hàng giải khát tại khu vực này. Phần trình diễn hát bội bắt đầu lúc 10 giờ và hàng ngàn người đã tụ tập để ăn uống, đánh bài và vui chơi giải trí cho đến 4 giờ sáng hôm sau. Lúc 10 giờ sáng ngày 22 mọi người lại tập trung và xem hát cho đến 6 giờ chiều. Chủ đề các vở tuồng đề cập các câu chuyện cổ tích, các truyền thuyết và những vị anh hùng dân tộc.

Sau khi lễ hội kết thúc, hoạt động đánh bắt xa bờ bắt đầu. Vào cuối mùa đánh bắt, một buổi lễ đơn giản hơn được tổ chức để cảm tạ cá Ông vì đã che chở trong mùa vừa qua và khẩn cầu cho một mùa đánh bắt xa bờ thuận lợi.

Qua những thông tin mà hi vọng rằng các bạn đã hiểu rõ hơn về phong tục thờ cúng cá Ông. Lịch sử có ghi lại khi người dân vùng biển gặp nạn trên biển đã được cá Ông cứu giúp, từ đó người dân tỏ lòng tôn kính, sùng bái và lập miếu/đền thờ để cầu mong thần độ trì, phù hộ.

Nguồn: https://banthoviet.net.vn/phong-tuc-tho-cung-ca-ong-cua-ngu-dan-vung-bien.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét