Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

Phong tục thờ cúng Thổ Công và những điều cần biết

 

“Đất có Thổ công, sông có Hà bá” là câu nói được lưu truyền trong dân gian để chi hai vị thần cai quản sông nước và gia cư. Thổ công là vị thần quan trọng nhất trong gia đình. Vậy phong tục thờ cúng Thổ công có những gì? Các thức thờ cúng Thổ công như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Phong tục thờ cúng Thổ công của người Việt

Phong tục thờ cúng Thổ công có từ thời xa xưa. Trong mỗi gia đình Việt, Thổ Công là một vị phúc thần. Bên cạnh việc trông coi gia cư mang đến tài lộc cho gia đình thì ngài còn có quyền năng ngăn chặn không cho yêu ma tới quấy nhiễu đem lại bình yên cho mỗi gia đình.

Phong tục thờ cúng Thổ Công và những điều cần biết
Phong tục thờ cúng Thổ công nhằm mang lại tài lộc

Thổ công không phải là một vị Thần mà đó là ba vị với ba quyền năng khác nhau. Để lý giải rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu thần tích xuất hiện ba vị thần đặc biệt này.

2. Sự tích thờ cúng Thổ Công

Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có hai vợ chồng nhà kia sống bên nhau. Người chồng tên Trọng Cao, vợ là Thị Nhi. Hai người lấy nhau đã lâu mà vẫn chưa có con.

Vì cảnh hiếm muộn dễ sinh buồn phiền u uất, họ hay mâu thuẫn lời qua tiếng lại. Trong một lần uống rượu say, vì quá nóng giận nên Trong Cao đã vung tay đánh vợ. Thị Nhi uất ức liền bỏ nhà ra đi.

Sau khi tỉnh dậy Trong Cao đã rất hối hận, chạy ngược chạy xuôi khắp làng trên xóm dưới đi tìm vợ. Chàng lang thang muôn nơi, đói rách sống qua ngày.

Lại nói về Thị Nhi, sau khi bỏ nhà ra đi nàng gặp Phạm Lang. Phạm Lang đem lòng yêu mến, hai người nên duyên vợ chồng.

Ngày tháng qua đi, một ngày kia Trọng Cao đến xóm nọ xin ăn. Một người phụ nữ tốt bụng thương tình đã mang cơm nguội cho chàng. Vừa chạm mặt hai bên giật mình nhận ra nhau. Người đàn bà kia đích thị là Thị Nhi, vợ cũ của chàng. Hai bên mừng mừng tủi tủi ân hận nhắc lại chuyện xưa. Lúc đó cũng quá trưa, lo sợ Phạm Lang về nhà lại khó bề giải thích. Nàng liền giục chồng cũ ra đống rơm sau nhà trốn tạm trong đó.

Phạm Lang về nhà, đến giờ nghỉ trưa mới sực nhớ ra đốt rơm để lấy tro bón ruộng, chàng liền châm lửa đốt. Mùa hanh khô nên lửa bén nhanh. Trọng Cao vì bị đói bao ngày nên khi được ăn no liền ngủ say không biết trời đất. Người vợ ở trong nhà chạy ra đã thấy ngọn lửa bốc cháy bừng bừng, vì thương chồng cũ đã lao mình theo. Phạm Lang chưa hiểu sự tình cũng nhảy vào cứu vợ. Cả ba đều bị chết cháy.

Ông Trời thương xót nên đã phong thần và giao cho mỗi người quản một lĩnh vực trong gia đình:

  • Phạm Lang là Thổ công cai quản việc bếp núc
  • Trọng Cao là Thổ địa cai quản việc nhà
  • Thị Nhi là Thổ kỳ cai quản việc chợ búa, chi tiêu

Từ đó xuất hiện phong tục thờ cúng Thổ công trong mỗi gia đình.

3. Bàn thờ Thổ Công

Phong tục thờ cúng Thổ Công và những điều cần biết
Phong tục thờ cúng Thổ công
  • Vị trí

Bàn thờ Thổ công luôn được đặt ở gian chính giữa trong ngôi nhà. Thông thường được đặt cùng bàn thờ gia tiên, tuy nhiên luôn được bài trí ở trung tâm và cao hơn thờ gia tiên một bậc. Những gia đình là ngành thứ không thờ gia tiên thì chỉ lập một ban thờ Thổ công.

  • Bài vị thờ cúng Thổ công

Được bày trí tại chính giữa hương án thờ. căn cứ theo sự tích mà thông thường tại bài vị người ta để cả danh hiệu của ba vị: Thổ Công – Thổ địa – Thổ Kỳ.

Trên bài vị để như sau:

  • Đông trù tư mệnh Táo chủ thần quân
  • Bản gia Thổ địa Long mạch tôn thần
  • Ngũ phương ngũ thổ Phúc đức chính thần

Chữ bản gia được đặt lên trên. Vì theo quan niệm mỗi mảnh đất chó một vị thổ công riêng, nên Thổ Công của mỗi nhà là khác nhau. Và cứ đến Tết ông Công ông táo vào 23 tháng Chạp hàng năm, mỗi gia đình đều hóa bài vị cũ để thay bài vị mới.

>>> Xem thêm: Bàn thờ ông Táo

  • Mũ Thổ công

Trong nhiều gia đình, lại chọn thờ mũ Thổ Công thay cho bài vị. Người ta có thể thờ 1 hoặc ba mũ. Nếu thờ ba mũ thì mũ của Thổ kỳ sẽ đặt ở vị trí chính giữa. Để phân biệt thì mũ của Thổ công và Thổ địa sẽ có hai cánh chuồn vút lên, còn mũ của Thổ Kỳ sẽ không có cánh chuồn.

Cỗ mũ sẽ được đặt lên trên một bệ làm bằng giấy. Mỗi chiếc mũ sẽ đi kèm một chiếc á và một đôi hia dính vào bệ giấy. Dưới mũ kê một thỏi vàng mã hình thoi.

Mũ, áo và hia của thổ công mỗi năm có một màu, tùy theo vào màu sắc theo ngũ hành của năm đó.

  • Năm hành Kim thì mũ trắng
  • Năm hành Mộc thì mũ xanh
  • Năm hành Thổ thì mũ vàng
  • Năm hành Thủy thì mũ đen
  • Năm hành Hỏa thì mũ đỏ

Cũng như bài vị, mũ Thổ công sẽ được hóa cùng vào 23 tháng Chạp. Mũ và bài vị mới thì để lại thờ đến năm sau.

Trên đây là một vài chia sẻ về phong tục thờ cúng Thổ công trong gia đình Việt. Giúp cho các bạn hiểu khái quát nhất về nghi lễ thờ cúng này.

Nguồn: https://banthoviet.net.vn/phong-tuc-tho-cung-tho-cong-va-nhung-dieu-can-biet.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét