Cách thờ Bà Chúa Ngọc là vị nữ thần được nhân dân thờ phụng phổ biến tại khu vực miền Nam. Bà có rất nhiều tên gọi khác nhau như nữ thần Poh Nagar (hay Pô Ino Nogar), Thiên Y Ana Thánh mẫu. Bà đã được các vị vua nhà Nguyễn phong vào bậc thượng đẳng thần – bậc thần cao nhất.
Bà Chúa Ngọc độ mạng là ai?
Theo các sự tích về Bà Chúa Ngọc thì bà là người Chiêm Thành (người Chăm). Bà không giáng thế mà là một vị thần dựa trên truyền thuyết được nhân dân phụng thờ hàng trăm năm trước. Những cư dân Việt và Chăm thờ phụng bà đều hợp thức hóa sự tích về bà chúa theo một cách riêng để gần gũi với cuộc sống nhất. Cách thờ Bà Chúa Ngọc cũng khá đặc biệt.
Sự tích người Chăm truyền tụng trong nhân gian như sau: Nữ thần Poh Nagar do bọt biển và ánh mây trời sinh ra ngoài biển khơi. Một ngày nọ, khi nước biển dâng lên để đưa bà về bến sống Yjatran ở Kauthara (Cù Huân) thì sấm trời cùng gió biển nổi lên báo tin bà giáng thế cho muôn loài biết. Ngay lúc ấy, các nguồn nước dồn thành sông, núi cũng tự động hạ thấp xuống để đón mừng Bà Chúa Ngọc linh thiêng.
Nhiều phép thuật và quyền năng, bà cũng nhiều chồng. Bà có đến 97 ông chồng. Trong đó, ông Pô Yan Amo là quyền uy hơn cả. Bà sinh được 38 người con gái. Những người con sau này đều trở thành thần. Trong số đó nổi bật là ba người con được bà truyền phép và được nhân dân thờ tự đó là Pô Nogar Dara, Rarai Anaih (người dân vùng Phan Rang tôn thờ) và Pô Bia tikuk (người dân Phan Thiết tôn thờ).
Cách thờ Bà Chúa Ngọc
Cách thờ bà Chúa Ngọc xuất phát từ tục thờ bà Ponagar của người Chăm. Nói đúng hơn người Việt khi đến định cư đất này đã Việt hóa tục thờ Bà mẹ xứ sở của người Chăm.
Từ đó, tục thờ chúa bà bắt đầu được mở rộng và phát triển. Vốn là Chúa Xứ Thánh Mẫu hay Chúa Xứ Nguyên Nhung là thần phù hộ nông dân trong một ấp bắt nguồn từ Uma tức nữ thần Bảo Tồn thuộc đạo Bà La Môn tại Ấn Độ. Nữ thần được người Chăm biến thành Poh Nagar và được người Việt biến thành Ngung Mang nương – vị thần phù hộ người đi khai hoang.
Từ đó cứ khi nào khai hoang được miền đất mới là thì lưu dân lại xây dựng một ngôi miếu thờ Chúa Xứ Thánh Mẫu hay Bà Chúa Ngọc. Do vậy mà ở Tiền Giang có hàng trăm ngôi miếu thờ, đa số tập trung tại Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo, …
Ngoài ra, tại miền trung, nơi được nhà Nguyễn tiếp nhận và phong là “Hồng nhân phổ tế linh ứng thượng đẳng thần”, bà được gọi với các tên như bà Hồng, cô Hồng cũng bắt nguồn từ mẹ xứ sở của người Chăm. Ngoài ra, bà Đen ở Tây Ninh, bà Chúa Xứ ở Nam Bộ cũng là sự tiếp nối của Bà Chúa Ngọc.
Bà Chúa Ngọc thờ ở đâu?
Bà Chúa Ngọc được nhân dân tín thờ và được lập đền điện thờ ở khắp nơi nhất là tại khu vực miền trung và nam bộ. Tuy nhiên có hai nơi để bàn thờ Bà Chúa Ngọc nổi tiếng nhất, linh thiêng nhất đó chính là Tháp Po Nagar và điện Hòn Chén.
Tháp Po Nagar – ngôi đền nổi tiếng của người Chăm pa
Tháp Po Nagar có tên đầy đủ là Po Ina Nagar hay Tháp Bà là ngôi đền của người Chăm pa. Đền được xây dựng trên một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10 đến 12m so với mực nước biển, nay thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang.
Tháp Bà – Tháp Ponagar
Tháp Po Nagar hiện nay được coi là tên gọi chỉ chung tổng thể khu đền gồm rất nhiều ngọn tháp lớn nhỏ. Tuy nhiên, khi xưa Po Nagar là tên ngọn tháp cao nhất khoảng 23m nằm trong khu vực này. Đền được xây dựng trong thời đại đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang thịnh hành tại Chăm Pa khi ấy là đất nước Hoàn Vương Quốc. Vì thế mà tượng nữ thần được làm giống kiểu Umar, vợ của thần Shiva.
Điện Hòn Chén thờ Bà Chúa Ngọc
Điện Hòn Chén được xây dựng trên đỉnh núi Ngọc Trản thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế. Núi này xưa có tên là Hương Uyển Sơn, sau mới đổi là Ngọc Trản (Chén Ngọc). Tuy vậy, dân gian vẫn quen gọi là Hòn Chén vì nó liên quan đến giai thoại vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc.
Nguồn: https://banthoviet.net.vn/cach-tho-ba-chua-ngoc-cua-nguoi-dan-viet-nam.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét