Cách thờ Di Lạc sao cho đúng, khi thỉnh Phật Di Lạc cần phải làm gì, vị trí đặt Phật như thế nào để phất lên nhanh là điều mà bạn đang băn khoăn. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn cách thỉnh Phật sao cho đúng, cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Phật Di Lạc còn được gọi với nhiều tên khác như Phật cười, Ông Phệnh, Thần Tài… Những tên gọi này đều gắn liền và tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng, đề huề, hạnh phúc. Mọi người thường trưng phật di lặc trong nhà để nhận được nhiều may mắn và sự an lành cho ngày mới. Để tượng phật phát huy hết tác dụng cần nắm được cách thờ Di Lạc, vị trí thờ cúng và những điều cấm kỵ khi thờ phật di lặc trong nhà.
Cách thờ Di Lạc khi thình Phật về nhà
Theo tín ngưỡng nhân gian
Cách thờ Di Lạc chuẩn sẽ giúp gia chủ muốn an tâm hơn thì có thể làm lễ khai quang theo các bước sau:
– Thỉnh Phật Di Lặc về nhà trước tiên gia chủ phải nhờ người như: nhà sư, thầy tu tại gia có kinh nghiệm trong chuyện thờ cúng, chọn ngày giờ tốt để làm lễ khai quang điểm nhãn, điểm chú cho tượng phật.
– Trong thời gian để tượng Phật Di Lặc ở chùa, gia chủ cần chuẩn bị bàn thờ ,một vị trí đắc địa để đặt tượng Di Lặc
– Sau khi các nhà sư thầy làm lễ khai quang tượng Phật xong, gia chủ tiến hành chọn ngày tốt để làm lễ an vị cho ngài
– Sau khi đã thỉnh ngài thì gia chủ cần chọn hướng Đông để ngài quay mặt ra. vì đây chính là hướng mặt trời mọc. Đức Phật chọn hướng này để thiền định giác ngộ
Theo quan điểm phật giáo
Theo pháp sư Tịnh Không thì việc này không có trong quy định của phật giáo và cũng không cần mời thầy cúng hay bất kỳ ai bởi ” Chính tượng Phật, Bồ Tát vì chúng ta mà khai quang”
Cũng theo quan điểm của Phật giáo thì Phật Bồ Tát, Đức Phật có mặt ở khắp mọi nơi, không nơi nào là không có mặt của người. Nên việc thỉnh Phật Di Lặc chủ yếu dựa trên cái tâm, cùng lòng thành khi thờ cúng phật. Gia chủ chỉ cần chọn một vị trí nào đó tôn quý nhất , linh thiêng để đặt thờ tượng Phật.
Những vị trí đẹp để đặt tượng Phật Di Lạc
- Theo phong thủy’ vị trí đẹp nhất đặt Phật là đối diện cửa chính và đặt cách mặt đất khoảng 1m.
- Nếu không thể đặt được vị trí đẹp nhất nhất như trên thì có thế đặt tượng lên 1 chiếc bàn sát tường quay mặt chính diện ra của chính
- Ngoài ra gia chủ có thể lựa chọn các cung theo ” Sinh khí, Diên Niên, Thiên Y” để tăng tài lộc may mắn sức khỏe.
Những vị trí kiêng kị cần tránh đặt tượng phật di lặc
– Không nên đặt tượng phật di lặc ngược hướng với ngôi nhà
– Không nên để tượng dưới đất
– Vệ sinh thường xuyên phật di lặc, không nên để bụi bẩn,
– Tránh để tượng Phật Di Lặc ở những nơi u ám, tối tăm, mất sự linh thiêng
– Không đặt tượng vào các cung Tuyệt Mệnh, Họa Hại, Lục Sát, Ngũ Quỷ
– Phật Di Lặc là người nhà Phật bởi vậy mà khi cúng Phật Di Lặc gia chủ không nên cúng đồ ăn mặn mà phải cúng đồ chay, đồ cúng lễ không cần quá cầu kỳ nhưng phải đảm bảo yếu tố sạch sẽ, chỉnh chu.
– Hoa sử dụng để cúng lễ nên là hoa cúc, hoa hồng những loại hoa mang màu vàng, đỏ, đây là 2 màu cơ bản đặc trưng cho nhà Phật.
– Gia chủ không nên đặt quá nhiều tượng Phật trong nhà, tối đa chỉ nên đặt 3 vị hay còn được gọi là Tam Thế Phật, nếu đặt thì phải đặt đồng bậc đồng cấp.
Những tuổi hợp với Phật Di Lạc
Mỗi người sinh ra đều mang 2 mạng khác nhau là mệnh Sinh và mệnh Cung. Trong phong thủy thì có 5 cung là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, theo đó thì không phải ai, tuổi nào cũng thích hợp để trưng bày tượng Phật Di Lặc trong nhà.
Phật di lặc bằng gỗ làm từ chất liệu gỗ vì vậy tượng mang mệnh mộc. Những gia chủ chó mệnh mộc thì đều có thể sử dụng Phật Di Lặc. Sau đây là một số cung mang mệnh Mộc:
- Nhâm Ngọ – 1942, Quý Mùi – 1943;
- Canh Dần – 1950, Tân Mão – 1951;
- Mậu Tuất – 1958, Kỷ Hợi – 1959;
- Nhâm Tý – 1972, Quý Sửu – 1973;
- Canh Thân – 1980, Tân Dậu – 1981;
- Mậu Thìn – 1988, Kỷ Tỵ – 1989.
- Nhâm Ngọ – 2002, Qúy Mùi – 2003.
Trên đây Bàn thờ Việt đã chia sẻ tới các bạn cách thờ Di Lạc, vị trí đặt tường Phát và những điều kiêng kỵ. Hi vọng rằng, với những thông tin, quý khách đã có cái nhìn tổng quan hơn về cách thờ cúng Phật Di Lạc tại gia.
Nguồn: https://banthoviet.net.vn/cach-tho-di-lac-chuan-khong-phai-ai-cung-biet.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét