Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022

Chi tiết phong tục thờ cúng của người Nhật Bản mà bạn chưa biết

 

Phong tục thờ cúng của người Nhật là là một loại hình tín ngưỡng cơ bản, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành một hệ thống và có ý nghĩa sâu sắc. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành một thứ giáo lý, tôn giáo độc đáo mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc như hiếu thảo, nhân ái, cộng đồng, truyền thống dân tộc, luôn song song cùng sự hình thành và phát triển của dân tộc. 

Chi tiết phong tục thờ cúng của người Nhật Bản mà bạn chưa biết
Chi tiết phong tục thờ cúng của người Nhật Bản mà bạn chưa biết

Tìm hiểu phòng tục thờ cúng của người Nhật Bản

Phong tục thờ cúng của người Nhật là bắt nguồn từ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện tấm lòng hiếu thảo, biết ơn đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Nhật Bản là một quốc gia đa tôn giáo với quốc giáo là Thần Đạo (神道) nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Nhật có những nét tương đồng cũng như khác biệt với các nước trong khu vực. Tuy vậy, nó vẫn luôn có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của người Nhật, luôn được quan tâm và gìn giữ.

Các nghi thức thờ cúng
  • Bàn thờ gia tiên

Trong mỗi gia đình truyền thống của người Nhật đều có 1 căn phòng là 仏壇 (Butsudan “phật đàn” nghĩa là “án thờ Phật”) bên trong có 1 chiếc tủ thờ làm bằng gỗ được chạm khắc tỉ mỉ vừa làm nơi thờ cúng tổ tiên vừa là nơi thờ Phật, tại đây người Nhật cũng đặt ảnh của những người quá cố trong gia đình được gọi là 仏様 (Hotoke sama- Phật Tử), họ tộc trên án thờ để tưởng nhớ những người thân đã mất. Người Nhật biểu đạt lòng tôn kính đối với tổ tiên và hình ảnh trên án thờ và tin rằng những người đã khất vẫn luôn có mặt, tham dự và luôn dõi theo những người thân còn sống.

  • Lễ vật thờ cúng

Trong các án thờ của người Nhật lễ vật thờ cúng được dâng lên Phật và tổ tiên thường đơn giản và không quá cầu kì. Trong các lễ cúng của người Nhật thường hội tụ đủ 5 yếu tố là 香 “Hương” – tức nhan khói, 花 “Hoa”・灯明 “Đăng Minh” – nghĩa là đèn thờ, 水 “Thủy” – nước, và 飲食 “ Ẩm Thực” – những đồ ăn thức uống như hoa quả, bánh kẹo, đồ khô, trà,…

Thời điểm thờ cúng tổ tiên

Ở Nhật Bản do là một quốc gia đa tôn giáo nên phong tục thờ cúng của người Nhật hay chính là lễ cúng tổ tiên chỉ được thực hiện vào một số dịp nhất định trong năm.

Ngày giỗ (Meinichi):

Ở Nhật Bản, ngày giỗ để tưởng niệm những người thân đã qua đời được gọi là Meinichi(命日) sự kết hợp giữa hai chữ “Mệnh” (命) trong “Vận Mệnh”(運命)và chữ “Nhật” (日) nghĩa là “Ngày”. Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Nhật Bản đã có từ lâu, nhưng thường được tiến hành khá đơn giản, không phức tạp. Vào thời gian đầu của tục thờ cúng tổ tiên hầu hết đều là các nghi thức, nghi lễ cúng tế của Thần đạo (神道‐Shinto). Ở Nhật Bản việc cúng giỗ trong gia đình rất đơn giản, nhưng cũng rất trang nghiêm. Vào ngày giỗ, mọi người trong gia đình phải tắm rửa sạch sẽ, làm lễ tẩy uế bằng cách vẩy nước (禊‐mishogi) hoặc khua một cành cây xanh (榊⁻sakagi) hoặc khua đũa thờ (musa).

Chi tiết phong tục thờ cúng của người Nhật Bản mà bạn chưa biết
Chi tiết phong tục thờ cúng của người Nhật Bản mà bạn chưa biết
Ngày Tết (お正月-Oshogatsu):

Từ năm Minh Trị thứ 6 (tức năm 1873) người Nhật bắt đầu chuyển sang ăn tết dương lịch theo các nước phương Tây Đây là dịp diễn ra lễ hội lớn nhất trong năm và quan trọng nhất với mỗi gia đình Nhật Bản, là dịp để các thành viên trong gia đình có điều kiện đoàn tụ, sum họp.

Vào thời điểm trước Tết, tại các đền thờ Shinto, các vị thầy tu làm lễ thanh tẩy những uế tạp của năm cũ cho người dân Các gia đình thì dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa cho mới hơn Trong mỗi gia đình, người ta cũng làm lễ thanh tẩy nhưng mang tính chất tượng trưng Người Nhật thường trang trí cây thông (Kadomatsu-門松) trước cửa nhà, trước cửa hàng hay cổng công ty.

Họ quan niệm cây thông này là nơi đón 年神様 (Toshigamisama – vị thần linh đem lại sự thịnh vượng, may mắn). Ngoài ra người Nhật còn dùng các loại thừng bện bằng những dây rơm, dải giấy trắng treo trên lối đi vào nhà, tượng trưng cho những mong ước cho một năm mới tốt lành.

Rằm tháng 7 (お盆‐Obon):

Theo quan niệm của Phật giáo thì lễ Obon (お盆 ) là dịp xá tội vong nhân, là lúc cửa ngục âm phủ mở để các vong hồn được về thăm người thân nơi trần thế. Vì thế, ở những nơi chịu ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam người dân đều rất coi trọng việc tổ chức nghi lễ cúng vong hồn người đã khuất trong gia đình, dòng họ. Lễ Obon được tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 13-17 tháng 7 hàng năm. Về cơ bản, lễ Obon cũng mang ý nghĩa như lễ năm mới, cũng là thời gian mời thần, Phật và tổ tiên về nhà; là dịp chủ nhân tiến hành các nghi thức cúng tế và thết đãi của vị thần, tổ tiên.

Tiết Thanh Minh (Lễ tảo mộ):

Tiết thanh minh còn được gọi là Lễ Higan kéo dài khoảng 7 ngày từ 18 – 24/3 hằng năm. Ở Nhật lễ higan được chia làm 2 này là “Haru Higan” (春彼岸) và “Aki higan” (秋彼岸) nó tương ứng với 2 ngày Xuân Phân và Thu Phân của Trung Quốc Higan mùa Xuân (Xuân phân) vào từ ngày 18-24 tháng 3 và Higan mùa Thu (Thu phân) từ ngày 20-26 tháng 9, Higan trong tiếng hán có nghĩa là “Bỉ Ngạn”(彼岸), “Bỉ” (彼) nghĩa là bên kia và “Ngạn” (岸) có nghĩa là bờ phía bên Tây cực lạc. Higan chính là cõi Niết bàn và còn gọi là “Cực lạc Tịnh độ” (極楽浄土, Phạn: buddhakṣetra) – vùng đất thanh tịnh, nơi Phật tử lúc nào cũng ước muốn được đi đến đó sau kiếp này. Do đó mà lễ hội Higan của người Nhật cũng giống như tiết thanh minh ở các nước Châu Á, là dịp để những người đang sống hướng về tổ tiên, người thân đã khuất.

Trên đây là phong tục thờ cúng của người Nhật Bản, hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi, các bạn đã hiểu rõ hơn về phong tục thờ cúng của đất nước mặt trời mọc.

Nguồn: https://gohoanggia.vn/chi-tiet-phong-tuc-tho-cung-cua-nguoi-nhat-ban-ma-ban-chua-biet-pid2581.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét