Nguyên lý làm việc máy hàn điện tử inverter cũng khá đơn giản, chúng hoạt động dựa trên bộ chỉnh lưu, lọc nguồn; mạch động lực; bo mạch điện tử,…Dưới đây là cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy hàn điện tử mà bạn nên thảo khảo qua nhé.
Máy hàn điện tử là thiết bị hàn tân tiến nhất hiện nay khi mang lại nhiều ưu điểm và giá trị sử dụng cho người thợ hàn như thiết kế nhỏ gọn, tính linh động cao; tiết kiệm điện năng đến 50% so với máy hàn cơ; khả năng mồi hồ quang nhạy, hoạt động ổn định cho chất lượng mối hàn đẹp,… Vậy cấu tạo và nguyên lý làm việc máy hàn điện tử như thế nào mà tạo nên một thiết bị hàn tốt đến vậy?
1, Cấu tạo máy hàn điện tử
Dựa vào chức năng hoạt động mà máy hàn điện được chia thành nhiều loại: máy hàn que, máy hàn Tig, máy hàn Mig,… Các loại máy hàn này đều có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác nhau, tuy nhiên chúng vẫn có cùng một cấu tạo chung, cơ bản như sau:
- Nguồn điện vào: tùy vào dòng máy hàn công nghiệp hoặc máy hàn dân dụng mà sẽ sử dụng điện áp 220V hoặc 380V.
- Mỏ hàn và kẹp mass: đây là bộ phận quan trọng ở tất cả các dòng máy hàn điện.
- Bộ biến dòng inverter: tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng giúp tiết kiệm và sử dụng điện hiệu quả
- Bình khí và van điều áp thường có ở máy hàn mig và máy hàn tig – là nơi chứa khí bảo vệ và điều chỉnh khí ra.
- Một số bộ phận khác như bộ phận làm mát, hệ thống các nút điều khiển, dây dẫn…
Bình khí và van điều áp của máy hàn điện tử
Cấu tạo bên ngoài của máy hàn que
2, Nguyên lý làm việc máy hàn điện tử
Nguyên lý làm việc máy hàn điện tử hoàn sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi loại máy hàn. Tuy nhiên nếu xét về nguyên tắc hoạt động chung thì các loại máy hàn điện tử inverter hiện nay đều có các điểm như sau:
Bộ diode và tụ lọc nguồn:Bộ phận này có nhiệm vụ chỉnh lưu và lọc dòng điện xoay chiều thành dòng điện 1 chiều. Tùy vào điện áp đầu vào 1 pha 220V hay 3 pha 380V mà có những mạch chỉnh lưu cầu 1 pha hay 3 pha như hình bên dưới:
Chỉnh lưu và lọc 3 pha 380V sẽ cho ra dòng điện 1 chiều tương ứng là 620V DC
Chỉnh lưu và lọc 2 pha 220V sẽ cho ra dòng điện 1 chiều tương ứng là 310V DC
Mạch động lực:Có tác dụng băm xung điều khiển biến áp. Máy hàn điện tử hiện nay đều sử dụng linh kiện bán dẫn IGBT hoặc Mosfet, chúng có tác dụng thay đổi chiều dòng điện thông qua biến áp xung. Đối với các máy hàn điện IGBT thì tần số thường dao động từ 20 – 40 KHz, còn máy hàn điện Mosfet thì tần số thường dao động trên 100KHz.
Mạch chỉnh lưu và lọc sau biến áp:Bộ phận này có nhiệm vụ chính là nhận xung từ dòng điện AC sau đó chỉnh lưu và lọc để đưa ra các cọc lấy điện hàn. Hầu hết các máy hàn thường sử dụng điện áp 1 chiều dao động từ 60 – 70V DC.
Thông thường máy hàn điện tử có điện áp đầu ra sau chỉnh lưu khoảng 60V (tùy loại máy hàn)
Khối hồi tiếp: Nguồn điện áp được hồi tiếp rồi đưa về các khối mạch tạo xung giúp máy hoạt động với điện áp ổn định
Khối cài đặt dòng hàn:Đây là bộ phận được biểu thị ra bên ngoài máy để người thợ hàn thao tác bằng tay, nhằm thiết lập thông số làm việc mong muốn.
Các bo mạch điều khiển:Tạo các xung điều khiển có độ rộng thay đổi (tần số cố định) để đóng ngắt các linh kiện điện tử bán dẫn công suất (IGBGT hoặc Mosfet). Việc thay đổi độ rộng xung thường do chúng ta điều chỉnh qua biến trở, nút bấm sẽ tác động lên mạch động lực thay đổi công suất đầu ra.
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hi vọng rằng các bạn đã hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc máy hàn điện tử, mỗi loại máy hàn sẽ có nguyên lý hoạt động không giống nhau để thực hiện chức năng hàn riêng biệt.
Nguồn: https://mayhancongnghiep.vn/tim-hieu-nguyen-ly-lam-viec-may-han-dien-tu-co-ban.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét