Việc thờ cúng ông bà tổ tiên là việc không thể thiếu trong đời sống tâm linh của Người Việt Nam ta từ xưa đến nay, nó đã trở thành nét đẹp của người Việt và đặc biệt để thể hiện sự kính trọng các bậc tiền nhân, người Việt thường chọn những mẫu bàn thờ đẹp từ các chất liệu gỗ làm bàn thờ quý, bền chắc để sử dụng trong thời gian dài.
Vật liệu để làm bàn thờ không thể làm bằng kim loại bởi theo phong thủy những vật liệu kim khí này không mang lại trường khí tốt và không có giá trị thẩm mỹ.
Chọn vật liệu gỗ làm bàn thờ như thế nào?
Thông thường, hầu hết các gia đình mua tủ thờ đều chọn gỗ làm bàn thờ, bởi đây là chất liệu gợi đến sự mộc mạc, gần gũi, thân thiện, tự nhiên và hướng về những giá trị truyền thống, xưa cũ. Tuy nhiên không phải loại gỗ nào cũng có thể dùng để đóng bàn thờ, mà chỉ có một số loại mới thích hợp để đóng bàn thờ như gỗ trắc, gỗ lim, gỗ mít...
Đối với những gia đình có điều kiện thì việc lựa chọn gỗ làm bàn thờ thường là gỗ trắc, lim cũng là điều dễ hiểu, bởi đây là loại gỗ hiếm, thường có giá tương đối cao, tầm 5-6 triệu đồng/chiếc với kích thước 1,5×2,1m.
Loại gỗ đóng bàn thờ phổ thông được nhiều người lựa chọn nhất đó là gỗ mít, gỗ dồi, gỗ xoan đào... là lựa chọn tối ưu, chỉ tầm giá 2-3 triệu đồng/chiếc tùy theo kích cỡ và độ tinh xảo của sản phẩm.
Nhưng phần lớn các gia chủ thường lựa chọn chất liệu gỗ mít, đắt hơn chút là gỗ hương, hai loại gỗ này đảm bảo độ bền tuyệt đối với thời gian sử dụng lên đến hàng trăm năm.
Để lựa chọn hay đóng bàn thờ, người Việt thường quan niệm kích thước mặt bàn và vị trí đáy bàn xuống đến đất phải theo kích thước cát trên thước Lỗ Ban và chọn theo cung cát để mang tài lộc cho con cháu.
Gỗ mít là loại gỗ sẵn có ở khắp mọi nơi trên đất nước ta, tính chất của loại gỗ này cũng rất phù hợp để làm bàn thờ: dễ chạm khắc, nhẹ, dễ treo hay ít cong vênh và không bị mối mọt đảm bảo độ bền chắc theo thời gian.
Ngoài ra, gỗ mít lại có mùi thơm đặc trưng như mùi hương trầm, màu nâu sẫm là sự lựa chọn hàng đầu để làm bàn thờ. Theo lời kể của các cụ thì gỗ được làm từ thân cây mít mang một ý nghĩa tâm linh, vì loại cây này có quả mọc ra từ thân cây, nó đại diện cho sự sinh sôi này nở, sự đủ đầy, sung túc.
Những lưu ý khi lựa chọn gỗ làm bàn thờ mà người thợ cần nắm được, và người mua cần lựa chọn loại bàn thờ đóng bằng gỗ nào chứ không nên ham rẻ hoặc không có sự hiểu biết về đặc tính của các loại gỗ mà lựa chọn những ban thờ không đảm bảo độ bền đẹp.
Làm bàn thờ cần phải tỉ mỉ, chi tiết, nó có rất nhiều chi tiết nhỏ cần đục đẽo, trạm trổ tinh xảo nên khi làm bàn thờ cần tránh lựa chọn các loại gỗ cứng, khó chạm khắc, uốn nắn và dễ mối mọt vì bàn thờ được làm để sử dụng trong thời gian dài.
Điểm tiếp theo cần lưu ý khi chọn gỗ làm bàn thờ cũng cần lưu ý sử dụng gỗ sạch nguyên tấm và đặc biệt tránh ghép 2 mảnh làm một. Vì khi ghép sẽ dễ dẫn đến cong vênh, ran nứt và chịu nhiều tác động từ bên ngoài hơn, bàn thờ sẽ nhanh bị hỏng hơn.
Việc chọn gỗ làm bàn thờ còn phụ thuộc vào nhu cầu và hoàn cảnh của từng gia đình, chất liệu gỗ làm bàn thờ thường không cố định qua từng giai đoạn nhưng về cơ bản thì khi chọn gỗ làm bàn thờ cần lựa chọn loại gỗ thích hợp.
Ngoài ra, cũng tùy thuộc vào không gian nhà thờ mà chọn và cách làm bàn thờ thích hợp nhưng khi làm bàn thờ cần lưu ý những điều nói trên để bàn thờ gia đình thực sự là nơi trang nghiêm và linh thiêng nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét