Từ bấy lâu nay đồ nội thất bằng gỗ luôn chiếm ưu thế vượt trội so với các đồ nội thất khác. Tuy nhiên nhiều khách hàng vẫn còn lơ mơ trong việc nhận biết loại gỗ để làm bàn thờ dẫn đến việc mua phải những đồ gỗ không như ý. Vì thế, chúng tôi xin bật mí một vài mẹo nhỏ để nhận biết loại gỗ tránh việc mua phải những sản phẩm không mong muốn.
Để nhận biết đúng loại gỗ và giá trị của từng loại trước hết chúng ta phải biết được những khái niệm cơ bản và vòng đời phát triển của gỗ.
1. Gỗ là gì?
Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản như: xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%),lignin (15-30%) và một số chất khác. Nó được khai thác chủ yếu từ các loài cây thân gỗ.
Gỗ lõi là do gỗ rác hình thành nên. Đây là một quá trình biến đổi sinh học, vật lý và hóa học rất phức tạp. Trước hết tế bào chết, thể bít hình thành, các chất hữu cơ xuất hiện: nhựa cây, chất màu, tanin, tinh dầu,…
Nhìn chung, do thành phần các chất hữu cơ nói trên tích tụ rất nhiều trong gỗ lõi, các tế bào ở đây được cho là không còn đảm nhiệm chức năng dẫn nước và muối khoáng nữa mà trở thành “thùng rác” chứa các chất thải, chất bã của cây. Ở trong ruột tế bào thấm lên vách tế bào làm cho gỗ lõi có màu sẫm, nặng, cứng, khó thấm nước, đồng thời có khả năng chống sâu, nấm, mối, mọt hơn gỗ rác. Do gỗ lõi ít “rỗng” hơn gỗ rác, độ bền vật lý của gỗ lõi tốt hơn gỗ rác và nó đảm nhận vai trò chống đỡ cho toàn bộ cấu trúc của cây.
Trên mặt cắt ngang gỗ lõi có màu sẫm hơn so với gỗ rác. Ở một vài loài, thường xuất hiện hiện tượng gỗ lõi bị rỗng. Không có mối quan hệ nào giữa tăng trường đường kính thân cây và thể tích gỗ rác, gỗ lõi. Có loài không hình thành gỗ lõi, có loài gỗ lõi hình thành từ rất sớm, khiến bề dày của gỗ dác rất mỏng (ví dụ gỗ cây họ Dẻ, họ Dâu tằm).
2. Đặc điểm của gỗ dùng làm để làm bàn thờ
Để nhận biết đúng loại gỗ và giá trị của từng loại trước hết chúng ta phải biết được những khái niệm cơ bản và vòng đời phát triển của gỗ.
1. Gỗ là gì?
Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản như: xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%),lignin (15-30%) và một số chất khác. Nó được khai thác chủ yếu từ các loài cây thân gỗ.
Gỗ lõi là do gỗ rác hình thành nên. Đây là một quá trình biến đổi sinh học, vật lý và hóa học rất phức tạp. Trước hết tế bào chết, thể bít hình thành, các chất hữu cơ xuất hiện: nhựa cây, chất màu, tanin, tinh dầu,…
Nhìn chung, do thành phần các chất hữu cơ nói trên tích tụ rất nhiều trong gỗ lõi, các tế bào ở đây được cho là không còn đảm nhiệm chức năng dẫn nước và muối khoáng nữa mà trở thành “thùng rác” chứa các chất thải, chất bã của cây. Ở trong ruột tế bào thấm lên vách tế bào làm cho gỗ lõi có màu sẫm, nặng, cứng, khó thấm nước, đồng thời có khả năng chống sâu, nấm, mối, mọt hơn gỗ rác. Do gỗ lõi ít “rỗng” hơn gỗ rác, độ bền vật lý của gỗ lõi tốt hơn gỗ rác và nó đảm nhận vai trò chống đỡ cho toàn bộ cấu trúc của cây.
Trên mặt cắt ngang gỗ lõi có màu sẫm hơn so với gỗ rác. Ở một vài loài, thường xuất hiện hiện tượng gỗ lõi bị rỗng. Không có mối quan hệ nào giữa tăng trường đường kính thân cây và thể tích gỗ rác, gỗ lõi. Có loài không hình thành gỗ lõi, có loài gỗ lõi hình thành từ rất sớm, khiến bề dày của gỗ dác rất mỏng (ví dụ gỗ cây họ Dẻ, họ Dâu tằm).
2. Đặc điểm của gỗ dùng làm để làm bàn thờ
- Bền : ít có dãn, không mối mọt, nếu được bảo quản trong nhà có thể tồn tại nguyên vẹn hàng trăm năm.
- Lành: không ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt một số loại có tinh dầu rất tốt cho sức khỏe (gỗ sưa, gỗ trắc …)
- Đẹp : Vân ,thớ, màu rất đẹp, có loại gỗ vân nổi lên như một bức tranh thiên nhiên trao tặng. Đồ dùng lâu ngày, gỗ xuống màu sẫm và đồ càng cũ càng đẹp
- Quý: càng ngày càng trở lên quý hiếm và đắt. Đó cũng là lý do vì sao bạn nên chọn đồ gỗ làm đồ nội thất dùng trong gia đình.
3. Cách phân biệt các loại gỗ dùng làm bàn thờ
Gỗ Sưa
Gỗ Sưa hay còn gọi là trắc thối, huê mộc vàng, huỳnh (hoàng) đàn.
– Có ba loại gỗ sưa là sưa trắng, sưa đỏ và sưa đen.
+ Sưa trắng có giá trị thấp nhất, sau đó là sưa đỏ
+ Sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm thấy.
– Đặc điểm nhận biết của gỗ sưa:
+ Gỗ Sưa vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng
+ Gỗ Sưa có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp
+ Gỗ Sưa có mùi thơm mát thoảng hương trầm Khi đốt tàn có màu trắng đục
+ Gỗ Sưa có vân gỗ 4 mặt chứ không phải như những loại gỗ khác chỉ có vân gỗ 2 mặt
Gỗ Trắc
Có ba loài gỗ trắc là trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen. Gía trị lần lượt từ trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen.
– Đặc điểm nhận biết của gỗ trắc:
+ Gỗ rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng
+ Gỗ rất bền không bị mối mọt, cong vênh
+ Khi quay giấy ráp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu
Gỗ Hương
– Có màu nâu hồng, vân đẹp, đặc biệt có mùi thơm
Gỗ Mun
– Gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn có màu đen tuyền hoặc đen sọc trắng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét